Ai được ghi phiếu tín nhiệm đối với chức danh Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước?
- Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng kiểm toán nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ?
- Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao?
Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5.1 Điều 5 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định về đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước như sau:
“5.1- Các chức danh cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý
1- Đối với Tổng Bí thư và đồng chí Thường trực Ban Bí thư: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2- Đối với Chủ tịch nước
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).
3- Đối với Phó Chủ tịch nước: Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).
4- Đối với Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng Chủ tịch nước; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Văn phòng Chủ tịch nước.
5- Đối với Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).
6- Đối với các Phó Chủ tịch Quốc hội khác; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Trưởng các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
- Đại biểu Quốc hội (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội).
- Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng Quốc hội.
7- Đối với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
- Đại biểu Quốc hội (đối với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo quy định của Quốc hội).
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng Quốc hội; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Văn phòng Quốc hội.
[…]”
Theo đó, người có thẩm quyền ghi phiếu tín nhiệm đối với chức danh Tổng bí thư là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đối với Chủ tịch nước sẽ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội) ghi phiếu tín nhiệm.
Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng kiểm toán nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5.1 Điều 5 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định về đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng kiểm toán nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ như sau:
“5.1- Các chức danh cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý
[…]
8- Đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước và Phó tổng Kiểm toán Nhà nước
- Đại biểu Quốc hội (đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Quốc hội).
- Ủy viên Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước; ủy viên ban chấp hành đảng bộ, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể ở cơ quan Tổng Kiểm toán Nhà nước.
9- Đối với Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).
10- Đối với các Phó Thủ tướng Chính phủ khác
- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).
- Thành viên của Chính phủ.
11- Đối với Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
- Đại biểu Quốc hội (đối với Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ theo quy định của Quốc hội).
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng Chính phủ; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Văn phòng Chính phủ.
12- Đối với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an là Ủy viên Bộ Chính trị
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).
13- Đối với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và thứ trưởng các bộ, ngành (không phải là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư)
- Đại biểu Quốc hội (đối với bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo quy định của Quốc hội).
- Ủy viên ban cán sự đảng bộ, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan bộ; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan bộ; bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc (giám đốc) các doanh nghiệp trực thuộc bộ.
14- Đối với Trưởng ban đảng và tương đương là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
15- Đối với Trưởng ban (không phải là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư), phó trưởng ban đảng và cơ quan ở Trung ương: Lãnh đạo cơ quan, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể của cơ quan.
16- Đối với lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
- Ủy viên Đoàn Chủ tịch (đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); ủy viên ban chấp hành đối với các tổ chức khác.
- Ủy viên đảng đoàn, ủy viên ban chấp hành đảng bộ, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
17- Đối với Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Ủy viên ban chấp hành đảng bộ, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Trung ương Đoàn.
18- Đối với Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ
Trưởng ban, phó trưởng ban, ủy viên chuyên trách, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể của cơ quan ban chỉ đạo.
[…]”
- Theo đó, đối tượng có thẩm quyền ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng kiểm toán nhà nước sẽ là Đại biểu Quốc hội (đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Quốc hội), Ủy viên Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước và ủy viên ban chấp hành đảng bộ, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể ở cơ quan Tổng Kiểm toán Nhà nước;
- Đối với chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì người có thẩm quyền ghi phiếu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội);
- Đối với các Phó Thủ tướng Chính phủ khác sẽ do Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội) và Thành viên của Chính phủ ghi phiếu tín nhiệm.
Ai được ghi phiếu tín nhiệm đối với chức danh Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao?
Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5.1 Điều 5 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định về đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
“[…]
19- Đối với Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
a) Đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (là Ủy viên Ban Bí thư)
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).
b) Đối với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội).
- Phó Viện trưởng, ủy viên ban cán sự đảng, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
c) Đối với Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Chánh án, phó chánh án, viện trưởng, phó viện trưởng; ủy viên ban cán sự đảng; ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng đoàn thể cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
20- Đối với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (là Ủy viên Ban Bí thư)
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Ủy viên Quân ủy Trung ương.
21- Đối với lãnh đạo cấp trưởng và cấp phó của Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; lãnh đạo cấp trưởng: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
Lãnh đạo cấp trưởng và cấp phó của đơn vị, ủy viên ban biên tập (Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản), ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể của cơ quan.
22- Đối với bí thư tỉnh ủy, thành ủy là ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
23- Đối với bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; ủy viên ban thường vụ là chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
- Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố (nếu thuộc đối tượng quy định của Quốc hội).”
Theo đó, chủ để ghi phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (là Ủy viên Ban Bí thư) sẽ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội) ghi phiếu tín nhiệm; đối với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ do Đại biểu Quốc hội (theo quy định của Quốc hội) và Phó Viện trưởng, ủy viên ban cán sự đảng, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ghi phiếu tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.