Ai có trách nhiệm ghi Sổ nhật ký Đoàn thanh tra? Việc in, phát hành Sổ nhật ký được thực hiện ra sao?
Ai có trách nhiệm ghi Sổ nhật ký Đoàn thanh tra?
Căn cứ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Tại Điều 32 Nghị định 43/2023/NĐ-CP có quy định về sổ nhật ký Đoàn thanh tra như sau:
Sổ nhật ký Đoàn thanh tra
1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi Sổ nhật ký Đoàn thanh tra một cách chính xác, khách quan, trung thực những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra từ khi công bố quyết định thanh tra đến khi ban hành kết luận thanh tra. Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được lưu trữ trong Hồ sơ thanh tra.
Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm quản lý Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cùng với các tài liệu khác trong quá trình thanh tra.
2. Việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện như sau:
a) Thanh tra Chính phủ tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra Bộ tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc quyền quản lý của bộ, ngành mình;
c) Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Thanh tra tỉnh tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện thuộc quyền quản lý của địa phương mình.
3. Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về mẫu Sổ nhật ký Đoàn thanh tra.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, giám sát hoạt động Đoàn thanh tra bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu, tiến độ, thời hạn cuộc thanh tra; giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của Đoàn thanh tra và các tố cáo, kiến nghị, phản ánh, liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra; giám sát các thành viên Đoàn thanh tra thuộc cơ quan, đơn vị mình; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được người ra quyết định thanh tra giao.
3. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; ghi sổ nhật ký Đoàn thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra là người có trách nhiệm ghi và quản lý Sổ nhật ký Đoàn thanh tra.
Sổ nhật ký Đoàn thanh tra sẽ ghi lại những nội dung liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra từ khi công bố quyết định thanh tra đến khi ban hành kết luận thanh tra.
Ai có trách nhiệm ghi Sổ nhật ký Đoàn thanh tra? Việc in, phát hành Sổ nhật ký được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn Thanh tra được thực hiện ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau;
Sổ nhật ký Đoàn thanh tra
...
2. Việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện như sau:
a) Thanh tra Chính phủ tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra Bộ tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc quyền quản lý của bộ, ngành mình;
c) Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Thanh tra tỉnh tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện thuộc quyền quản lý của địa phương mình.
...
Như vậy, việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Hoạt động thanh tra được thực hiện theo mục đích và nguyên tắc nào?
Tại Điều 3 Luật Thanh tra 2022 có xác định mục đích của hoạt động thanh tra như sau:
Mục đích hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Về nguyên tắc hoạt động thanh tra, Điều 4 Luật Thanh tra 2022 quy định:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước, không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Như vậy, hoạt động thanh tra được thực hiện theo mục đích và 03 nguyên tắc nêu trên.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.