Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm dạy nghề? Nghĩa vụ thuế đối với trung tâm dạy nghề được thực hiện như thế nào?

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm dạy nghề? Nghĩa vụ thuế đối với trung tâm dạy nghề được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn Dương ở Nghệ An.

Điều kiện để thành lập trung tâm dạy nghề là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP khoản 3 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
.....
3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1000 m2;của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;
b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;
c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng;

Như vậy, đề thành lập trung tâm dạy nghề phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

(1) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

(2) Địa điểm xây dựng cơ sở vật chất: Diện tích tối thiểu là 1000 m2.

(3) Vốn đầu tư thành lập trung tâm dạy nghề: tối thiểu là 05 tỷ đồng. Yêu cầu nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai.

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm dạy nghề? Nghĩa vụ thuế đối với trung tâm dạy nghề được thực hiện như thế nào

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm dạy nghề? Nghĩa vụ thuế đối với trung tâm dạy nghề được thực hiện như thế nào?

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm dạy nghề?

Theo quy định Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP về thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm dạy nghề trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trên địa bàn.

Ngoài ra, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền cho phép thành lập đối với trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức đó.

Nghĩa vụ thuế đối với trung tâm dạy nghề được thực hiện như thế nào?

Theo hướng dẫn Công văn 32107/CTHN-TTHT năm 2023 về nghĩa vụ thuế đối với trung tâm dạy học dạy nghề như sau:

- Căn cứ Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quy định:
“Điều 3: Thu nhập chịu thuế:
1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 điều này.”
- Căn cứ Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN:
“Điều 3. Phương pháp tính thuế
5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
…”
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế GTGT:
+ Tại Điều 2 quy định về đối tượng chịu thuế GTGT
“Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”
+ Tại khoản 13 Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:
“13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp,
…”
- Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
+ Tại Điều 4 quy định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
…”
+ Tại Điều 9 quy định như sau:
“Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).”
+ Tại Điều 10 quy định như sau:
“Điều 10. Nội dung của hóa đơn
6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
…”
- Căn cứ Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế, tại Phụ lục V danh mục thuế suất quy định như sau:
...
Căn cứ các quy định trên, trường hợp đơn vị sự nghiệp có hoạt động đào tạo lái xe cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải thì khi thu tiền đào tạo lái xe của học viên, Đơn vị lập hóa đơn GTGT để giao cho học viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Trường hợp
Đơn vị cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất” Đơn vị thể hiện là KCT theo hướng dẫn tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục Thuế.
Đối với các hoạt động giảng dạy, đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo thì Đơn vị phải kê khai, tính nộp thuế TNDN theo tỷ lệ quy định đối với hoạt động giáo dục tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

Qua hướng dẫn trên, đối với các hoạt động giảng dạy, đào tạo của trung tâm dạy nghề thì phải kê khai tính nộp thuế TNDN theo tỷ lệ là 2%.

Đối với trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ thì khi thu tiền đào tạo lái xe của học viên, đơn vị lập hóa đơn GTGT để giao cho học viên. Trường hợp, đơn vị cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất” Đơn vị thể hiện là KCT.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,322 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào