Ai có thẩm quyền ban bố, bãi bỏ các cấp độ phòng thủ dân sự? Mục đích xây dựng công trình phòng thủ dân sự là gì?

Ai có thẩm quyền ban bố, bãi bỏ các cấp độ phòng thủ dân sự? Mục đích xây dựng công trình phòng thủ dân sự là gì? chị Tâm - Quảng Ngãi

Ai có thẩm quyền ban bố, bãi bỏ các cấp độ phòng thủ dân sự?

Căn cứ tại Điều 20 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự cụ thể như sau:

Thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự
1. Căn cứ quy định tại Điều 7 của Luật này, thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1 trên địa bàn quản lý;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 2 trên địa bàn quản lý;
c) Thủ tướng Chính phủ ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 3.
2. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, đối với thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự được quy định trong 3 trường hợp, bao gồm:

- Đối với cấp độ phòng thủ dân sự 1 sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố, bãi bỏ trên địa bàn quản lý của mình.

- Đối với cấp độ phòng thủ dân sự 2 sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố, bãi bỏ trên địa bàn quản lý của mình

- Đối với cấp độ phòng thủ dân sự 3 sẽ do Thủ tướng Chính phủ ban bố, bãi bỏ.

Ai có thẩm quyền ban bố, bãi bỏ các cấp độ phòng thủ dân sự? Mục đích xây dựng công trình phòng thủ dân sự là gì? (Hình từ Internet)

Mục đích xây dựng công trình phòng thủ dân sự là gì?

Tại Điều 13 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định về công trình phòng thủ dân sự như sau:

Công trình phòng thủ dân sự
1. Công trình phòng thủ dân sự là công trình được sử dụng cho mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
2. Công trình phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng;
b) Công trình khác có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.
3. Việc xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ, bảo đảm kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình, hạ tầng kỹ thuật có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, việc Nhà nước huy động lực lượng xây dựng công trình phòng thủ dân sự nhằm mục đích sử dụng cho việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa có khả năng gây ra.

Phòng thủ dân sự có bao nhiêu cấp độ? Việc xác định các cấp độ phòng thủ dân sự dựa vào những căn cứ nào?

Tại Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về cấp độ phòng thủ dân sự như sau:

Cấp độ phòng thủ dân sự
1. Cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
2. Căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa;
b) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa;
c) Diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
d) Khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự.
3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
b) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
c) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Như vậy, theo quy định trên, phòng thủ dân sự được chia làm 03 cấp độ như sau:

+ Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;

+ Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;

+ Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, việc xác định cấp độ phòng thủ dân sự dựa vào các căn cứ sau:

- Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa;

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa;

- Diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;

- Khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự.

Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

Phòng thủ dân sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng thủ dân sự
Công trình phòng thủ dân sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình phòng thủ dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến tranh thông tin là gì? Khi xây dựng nền quốc phòng toàn dân có nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin không?
Pháp luật
Thảm họa là gì? Trong tình trạng khẩn cấp do có thảm họa thì có được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân không?
Pháp luật
Trong báo cáo kết quả công tác quốc phòng thì cơ quan thường trực phòng thủ dân sự phải báo cáo lồng ghép những nội dung nào?
Pháp luật
Lực lượng rộng rãi của lực lượng phòng thủ dân sự do ai tham gia? Chế độ, chính sách đối với người chưa tham gia BHXH bắt buộc?
Pháp luật
Quỹ phòng thủ dân sự có được hình thành từ việc điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách không?
Pháp luật
Cá nhân nước ngoài tham gia ứng phó sự cố, thảm họa tại Việt Nam có phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền không?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Quỹ phòng thủ dân sự được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư đúng không?
Pháp luật
Đối tượng dễ bị tổn thương là ai? Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện có ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương không?
Pháp luật
Quỹ phòng thủ dân sự là gì? Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự có vì mục đích lợi nhuận không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thủ dân sự
708 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng thủ dân sự Công trình phòng thủ dân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng thủ dân sự Xem toàn bộ văn bản về Công trình phòng thủ dân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào