Ai có nhiệm vụ thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân KCN giai đoạn 2021-2030 sắp tới ?
- Ai có nhiệm vụ thực hiện đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân KCN giai đoạn 2021 -2030 để phối hợp cùng các bộ, ngành có liên quan ?
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung tổ chức, triển khai một số nhiệm vụ gì trong Đề án xây dựng 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân?
- Trách nhiệm của UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trong Đề án xây dựng 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân là gì?
Ai có nhiệm vụ thực hiện đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân KCN giai đoạn 2021 -2030 để phối hợp cùng các bộ, ngành có liên quan ?
Ngày 3/4/2023, TTCP ban hành Quyết định 338/2023/QĐ-TTg chính thức phê duyệt đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 .Cụ thể tại Mục I Phần thứ năm nội dung Đề án ban hành kèm theo Quyết định 338/2023/QĐ-TTg có nêu rõ để thực hiện hiệu quả, chất lượng Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021 - 2030). Bộ Xây dựng triển khai thực hiện như sau:
- Nghiên cứu dự thảo, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) theo Nghị quyết 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
- Nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 09/2021/TT-BXD về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định 49/2021/NĐ-CP đối với điều kiện quy hoạch khi lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội theo hình thức đấu thầu để ban hành trong quý II năm 2023.
- Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để trình Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét thông qua trong quý II năm 2023.
- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội, các bộ, cơ quan, địa phương tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Tiếp tục làm việc với một số địa phương trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc việc triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
- Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương thực hiện rà soát, lập và công bố danh mục các Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được vay vốn ưu đãi theo quy định pháp luật về nhà ở và vay gói hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống ngân hàng thương mại theo quy định tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP.
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc xác định nhu cầu và triển khai cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP .
- Đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định pháp luật; thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
- Thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giám sát việc triển khai thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021 - 2030) nhằm đảm bảo mục tiêu đã đề ra.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về phát triển nhà ở xã hội.
Ai có nhiệm vụ thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân KCN giai đoạn 2021-2030 sắp tới ? (Hình từ internet)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung tổ chức, triển khai một số nhiệm vụ gì trong Đề án xây dựng 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân?
Theo đó tại mục II Phần thứ năm nội dung Đề án ban hành kèm theo Quyết định 338/2023/QĐ-TTg chỉ rõ các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
+ Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị nhà ở công nhân để tăng nguồn cung cho thị trường.
+ Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó tập trung xây dựng và phát triển nhà ở công nhân, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với:
+ Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
+Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng nghiên cứu chính sách ưu đãi không tính tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội, nhà công nhân trong quá trình xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi).
Trách nhiệm của UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trong Đề án xây dựng 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân là gì?
Theo đó, tại mục III phần thứ năm nội dung Đề án ban hành kèm theo Quyết định 338/2023/QĐ-TTg nêu rõ trách nhiệm của UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, trong đó chú trọng 2 đầu mụ như sau:
- Quy hoạch, bố trí quỹ đất
- Triển khai thực hiện đầu tư dự án
Xem toàn bộ nhiệm vụ của UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tại Quyết định 338/2023/QĐ-TTg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.