9 Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7? Kỳ họp Quốc hội thứ 7 do ai chủ trì kỳ họp?
9 Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7?
Căn cứ theo Nghị quyết 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết 41/2023/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Tại Kỳ họp thứ 7 diễn ra từ ngày 20/05/2024 đến ngày 28/06/2024 trình Quốc hội xem xét, thông qua 10 dự án luật, bao gồm:
Dự thảo Luật | File Dự thảo Luật |
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) | |
Luật Lưu trữ (sửa đổi) | |
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp | |
Luật Đường bộ | |
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) | |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản | |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp) | |
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) | |
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ | |
Luật Thủ đô (sửa đổi) |
9 Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7? Kỳ họp Quốc hội thứ 7 do ai chủ trì kỳ họp? (Hình từ Internet)
Kỳ họp Quốc hội thứ 7 do ai chủ trì kỳ họp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có nội dung như sau:
Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp Quốc hội được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện chủ trì kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV diễn ra từ ngày 20/05/2024 đến ngày 28/06/2024.
Khi tham gia Kỳ họp thứ 7 thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15, khi tham gia kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 10/2023 thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm như sau:
(1) Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họp Quốc hội và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
(2) Trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội, phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sau:
- Báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội;
- Báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định nếu không thể tham dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số trên 02 ngày làm việc trong cả kỳ họp Quốc hội.
Trường hợp vắng mặt vì lý do sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội;
- Nếu vắng mặt để thực hiện nhiệm vụ của kỳ họp Quốc hội theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội, vắng mặt tại phiên họp theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này được ghi vào biên bản phiên họp, biên bản kỳ họp Quốc hội.
(3) Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.
(4) Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi theo yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội, trang thiết bị được trang cấp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.