7 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong năm 2023 bao gồm những loại doanh nghiệp như thế nào?
- 7 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong năm 2023 bao gồm những doanh nghiệp nào?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet?
- Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
7 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong năm 2023 bao gồm những doanh nghiệp nào?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được quy định tại Điều 110 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ là các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ sau:
a) Dịch vụ “chỉ truyền dẫn” là dịch vụ truyền dẫn trên mạng viễn thông và mạng Internet nội dung thông tin số do người sử dụng dịch vụ cung cấp hoặc dịch vụ cung cấp khả năng truy nhập vào mạng viễn thông và mạng Internet;
b) Dịch vụ “lưu trữ đệm” là dịch vụ truyền dẫn trên mạng viễn thông và mạng Internet nội dung thông tin số do người sử dụng dịch vụ cung cấp mà có hoạt động lưu trữ tự động, trung chuyển và tạm thời nội dung thông tin số đó. Hoạt động lưu trữ tự động, trung chuyển và tạm thời này được thực hiện với mục đích duy nhất là làm cho việc chuyển tiếp nội dung thông tin số đó một cách hiệu quả hơn đến người sử dụng dịch vụ khác theo yêu cầu của họ;
c) Dịch vụ “lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu” là dịch vụ cho người sử dụng lưu trữ nội dung thông tin số do người sử dụng cung cấp theo yêu cầu của họ.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian bao gồm:
a) Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet;
b) Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng trong trường hợp kênh thuê riêng không được sử dụng để cung cấp các dịch vụ theo quy định tại các điểm c và d khoản này;
c) Doanh nghiệp cho thuê chỗ đặt máy chủ, cho thuê máy chủ dùng riêng trong trường hợp máy chủ không được sử dụng để cung cấp dịch vụ theo quy định tại điểm d khoản này;
d) Doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu;
đ) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến;
e) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm nội dung thông tin số;
g) Doanh nghiệp khác cung cấp một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ có chức năng tương tự quy định tại khoản 1 Điều 198b của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong năm 2023 bao gồm:
- Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet.
- Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng trong trường hợp kênh thuê riêng không được sử dụng để cung cấp các dịch vụ theo quy định tại các điểm c và d khoản này.
- Doanh nghiệp cho thuê chỗ đặt máy chủ, cho thuê máy chủ dùng riêng trong trường hợp máy chủ không được sử dụng để cung cấp dịch vụ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 110 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm nội dung thông tin số.
- Doanh nghiệp khác cung cấp một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ có chức năng tương tự quy định tại khoản 1 Điều 198b của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều 110 Nghị định 17/2023/NĐ-CP
7 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong năm 2023 bao gồm những loại doanh nghiệp như thế nào?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet?
Tại Điều 111 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet:
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại điểm c khoản 1 Điều 110 Nghị định 17/2023/NĐ-CP phải xây dựng công cụ tiếp nhận yêu cầu gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Công cụ tiếp nhận yêu cầu là một trong các công cụ sau:
+ Chương trình máy tính để tiếp nhận yêu cầu.
+ Trang thông tin điện tử để tiếp nhận yêu cầu.
+ Các hòm thư điện tử để tiếp nhận yêu cầu.
+ Cổng điện tử tiếp nhận yêu cầu.
+ Công cụ tiếp nhận yêu cầu khác có chức năng tương tự.
Xác nhận gửi thành công yêu cầu qua công cụ tiếp nhận được coi là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đã nhận được yêu cầu.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thông báo đầu mối liên lạc về vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và công khai trên trang thông tin điện tử của mình. Đầu mối liên lạc bao gồm ít nhất các thông tin sau: địa chỉ thư điện tử, số điện thoại liên hệ.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian cảnh báo cho người sử dụng dịch vụ về trách nhiệm pháp lý của họ nếu họ thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng khi nhận được yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để phục vụ xác minh, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại điểm c khoản 1 Điều 110 của Nghị định này thực hiện gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số khi biết nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại các Điều 113 và 114 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khi triển khai quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 114 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có trách nhiệm công bố quy trình nội bộ xử lý yêu cầu gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc yêu cầu phản đối việc tạm gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số trên hệ thống dịch vụ của mình.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khai thác, sử dụng nội dung thông tin số được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan do người sử dụng dịch vụ của mình đăng tải trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet vì mục đích thương mại thì phải thực hiện nghĩa vụ xin phép và trả tiền bản quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 4 Điều 29, khoản 2 Điều 30 hoặc khoản 2 Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Tại Điều 112 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với ahnfh vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên qua:
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo quy định tại khoản 3 Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ và các Điều 113 và 114 Nghị định 17/2023/NĐ-CP phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan của người sử dụng dịch vụ gây ra.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trực tiếp thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại các điều 28 và 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì phải chịu các trách nhiệm pháp lý tương ứng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.