5 Nội dung về quản lý nhà nước trong phòng thủ dân sự theo Luật Phòng thủ dân sự 2023 là những nội dung gì?

5 Nội dung về quản lý nhà nước trong phòng thủ dân sự theo Luật Phòng thủ dân sự 2023 bao gồm những nội dung gì? chị Kỳ - Lâm Đồng

5 Nội dung về quản lý nhà nước trong phòng thủ dân sự theo Luật Phòng thủ dân sự 2023 bao gồm những nội dung gì?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về nội dung quản lý nhà nước trong phòng thủ dân sự bao gồm những nội dung cụ thể sau:

Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, công trình và bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự;
d) Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;
c) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.

Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:

+ Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự.

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự.

+ Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, công trình và bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự.

+ Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự.

+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cao, sơ kết , tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 42 Luật Phòng thủ dân sự 2023 cũng quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:

+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước.

+ Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.

5 Nội dung về quản lý nhà nước trong phòng thủ dân sự theo Luật Phòng thủ dân sự 2023 là những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức nào có trách nhiệm trong việc thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Phòng thủ Dân sự 2023 quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.

Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng là đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phỏng thủ dân sự; chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

(1) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý;

(2) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các vấn đề liên ngành về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;

(4) Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công;

(5) Hướng dẫn xây dựng các công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ;

(6) Tổ chức nghiên cứu phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại về phòng thủ dân sự;

(7) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;

(8) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi quản lý.

Như vậy, theo quy định trên, Bộ quốc phòng có trách nhiệm trong việc thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự.

Trong phòng thủ dân sự, việc ứng phó sự cố an ninh mạng do cơ quan nào có trách nhiệm xử lý?

Tại Điều 44 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về Trách nhiệm của Bộ Công an như sau:

Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó sự cố cháy lớn; ứng phó sự cố an ninh mạng.
4. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự trong Công an nhân dân; phối hợp tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa, tìm định. kiếm, cứu nạn theo quy.
5. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương đấu tranh với hoạt động lợi dụng sự cố, thảm họa để gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, đối với trong phòng thủ dân sự, việc ứng phó sự cố an ninh mạng sẽ do Bộ Công an có trách nhiệm xử lý.

Ngoài ra, Bộ Công an còn có thể phối hợp với Bộ Quốc phòng, ngành trung ương, có quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để kịp thời ứng phó sự cố an ninh mạng.

Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

Phòng thủ dân sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng thủ dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến tranh thông tin là gì? Khi xây dựng nền quốc phòng toàn dân có nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin không?
Pháp luật
Thảm họa là gì? Trong tình trạng khẩn cấp do có thảm họa thì có được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân không?
Pháp luật
Trong báo cáo kết quả công tác quốc phòng thì cơ quan thường trực phòng thủ dân sự phải báo cáo lồng ghép những nội dung nào?
Pháp luật
Lực lượng rộng rãi của lực lượng phòng thủ dân sự do ai tham gia? Chế độ, chính sách đối với người chưa tham gia BHXH bắt buộc?
Pháp luật
Quỹ phòng thủ dân sự có được hình thành từ việc điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách không?
Pháp luật
Cá nhân nước ngoài tham gia ứng phó sự cố, thảm họa tại Việt Nam có phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền không?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Quỹ phòng thủ dân sự được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư đúng không?
Pháp luật
Đối tượng dễ bị tổn thương là ai? Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện có ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương không?
Pháp luật
Quỹ phòng thủ dân sự là gì? Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự có vì mục đích lợi nhuận không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thủ dân sự
912 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng thủ dân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng thủ dân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào