5 giải pháp phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

5 giải pháp phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì? Thắc mắc của anh T.Đ ở Hải Phòng.

Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục VI Điều 1 Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2023, giải pháp về cơ chế chính sách phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về cảng cạn nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng cạn bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật.

- Ban hành các quy định về thống kê cảng cạn bao gồm các chỉ tiêu thống kê, chế độ thống kê liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng cạn kết hợp với xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cảng cạn đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý nhà nước chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các tổ chức, cá nhân theo quy định và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan để tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa đa phương thức đến, rời cảng cạn.

- Rà soát, điều chỉnh các quy định liên quan của pháp luật về đê điều nhằm tận dụng tối đa việc sử dụng tài nguyên đường bờ, bãi sông để phát triển kết cấu hạ tầng cảng cạn gắn với đường thủy nội địa kết nối đến các cảng biển, giảm tải cho hệ thống giao thông vận tải đường bộ.

5 giải pháp phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì? (Hình từ internet)

Giải pháp về huy động vốn đầu tư nhằm phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục VI Điều 1 Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2023, giải pháp về huy động vốn đầu tư nhằm phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn bằng các hình thức theo quy định của pháp luật; thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền khai thác.

Giải pháp về hợp tác quốc tế, khoa học - công nghệ và môi trường nhằm phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục VI Điều 1 Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2023, giải pháp về hợp tác quốc tế, khoa học - công nghệ và môi trường nhằm phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước thông qua các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

- Thực hiện các điều ước, thỏa thuận khu vực và quốc tế về cảng cạn mà Việt Nam là thành viên.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Hiệp định liên Chính phủ về cảng cạn UNESCAP, thúc đẩy sự công nhận quốc tế về cảng cạn, tạo thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng cảng cạn, cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao tính bền vững về môi trường trong giao nhận vận tải, thúc đẩy sự phát triển của hành lang vận tải đa phương thức quốc tế.

Tiếp tục thực hiện Quyết định 604/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường kết nối giao thông vận tải trong ASEAN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

- Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại; ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng cạn phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Triển khai các nền tảng số, kết nối và chia sẻ dữ liệu trong hệ thống kết nối đến các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, bao gồm chủ hàng, công ty giao nhận, vận tải nội địa, cảng, hãng tàu, cơ quan hải quan...

Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực nhằm phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục VI Điều 1 Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2023, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực nhằm phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng cạn; nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng cạn.

Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục VI Điều 1 Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2023, Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm phát triển quy hoạch hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện quy hoạch bảo đảm các cảng cạn được đầu tư, khai thác theo đúng công năng, quy mô, lộ trình quy hoạch được duyệt; bảo đảm đồng bộ giữa cảng cạn và các hạ tầng liên quan. Tổ chức hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển, quản lý, khai thác cảng cạn.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp để phát triển hệ thống cảng cạn; các địa phương chủ động trong việc thực hiện các chính sách đất đai để hỗ trợ cho xây dựng các cảng cạn; gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.

- Tăng cường kết nối hệ thống cảng cạn với mạng lưới giao thông vận tải đường sắt, đường thủy nội địa thông qua việc quy hoạch lồng ghép các ga hàng hóa, cảng, bến thủy nội địa phù hợp với cảng cạn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối đường sắt từ cảng cạn vào mạng lưới đường sắt quốc gia theo quy định; xóa bỏ các nút thắt về tĩnh không các cầu vượt sông đối với vận tải container bằng đường thuỷ nội địa.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,253 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào