279 Công chức đủ điều kiện dự thi Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2024?

279 Công chức đủ điều kiện dự thi Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2024?

279 Công chức đủ điều kiện dự thi Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2024?

Ngày 18/9/2024, Hội đồng thi tuyển Kiểm tra viên ban hành Quyết định 326/QĐ-HĐTT năm 2024 tại đây về việc phê duyệt công chức đủ điều kiện dự thi Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp năm 2024.

Quyết định 326/QĐ-HĐTT năm 2024 phê duyệt 279 công chức đủ điều kiện dự thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2024. Trong đó, dự thi Kiểm tra viên cao cấp 76 người, Kiểm tra viên chính 203 người có danh sách kèm theo như sau:

(1) Danh sách 203 công chức đủ điều kiện dự thi tuyển Kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát năm 2024

(2) Danh sách 76 công chức đủ điều kiện dự thi tuyển Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2024

>> Xem danh sách 279 Công chức đủ điều kiện dự thi Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2024 tại đây

279 Công chức đủ điều kiện dự thi Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2024?

279 Công chức đủ điều kiện dự thi Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2024? (Hình từ Internet)

Hình thức làm bài thi Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 ra sao?

Tại Thông báo 109/TB-HĐTT năm 2024 hướng dẫn hình thức, thời gian làm bài thi Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 như sau:

(1) Hình thức, thời gian làm bài:

- Thi Viết: 180 phút.

- Thi trắc nghiệm: 60 phút

(2) Phương thức làm bài:

- Theo Kế hoạch 81/KH-VKSTC thì nội dung thi là các kiến thức liên quan đến cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND; chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp nên người dự thi được sử dụng tài liệu của các lĩnh vực Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, luật hình sự, dân sự, hành chính, và các văn bản liên quan đang có hiệu lực thi hành để tham khảo và không tổ chức việc ôn tập hoặc hệ thống kiến thức trước khi thi (thí sinh được sử dụng tài liệu để làm bài thi viết).

- Đối với môn thi Trắc nghiệm: Thí sinh nhận đề tại phòng thi và được phát 01 Phiếu trả lời trắc nghiệm do Hội đồng thi ban hành. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh chọn và dùng bút chì tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng duy nhất (Mẫu giấy thi, cách ghi thông tin, cách trả lời câu hỏi sẽ được hướng dẫn cụ thể tại buổi phổ biến Quy chế, nội quy thi và được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại địa chỉ http://www.vksndtc.gov.vn/ để thí sinh nghiên cứu, tham khảo). Thí sinh mang theo bút chì loại 2B trở lên để tô đáp án (không dùng bút chì kim).

Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu để làm bài thi trắc nghiệm.

Bên cạnh đó, tại Thông báo 109/TB-HĐTT năm 2024 quy định mức thu phí thi Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 như sau:

Người dự thi phải nộp phí thi theo Thông tư 92/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức, cụ thể:

- Thi tuyển ngạch Kiểm tra viên cao cấp là 1.300.000 đồng/người.

- Thi tuyển ngạch Kiểm tra viên chính là 600.000 đồng/người.

Trường hợp người dự thi không nộp phí thi theo quy định sẽ không đủ điều kiện tham gia thi tuyển.

Nhiệm vụ của công chức được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm tra viên chính tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là gì?

Nhiệm vụ của công chức được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm tra viên chính tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao căn cứ theo khoản 4 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, công chức được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm tra viên chính tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;

- Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;

- Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

649 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào