20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thế nào? Danh mục phương thức xét tuyển đại học ra sao?

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thế nào? Danh mục phương thức xét tuyển đại học ra sao? - Câu hỏi của anh D.N (Hà Tĩnh).

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thế nào? Danh mục phương thức xét tuyển đại học ra sao?

Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH 2024 nêu rõ danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

TT

Tên phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

1

100

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

2

200

Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

3

301

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT (Điều 8)

4

302

Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác

5

303

Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT

6

401

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển

7

402

Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển

8

403

Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển

9

404

Sử dụng kết quả thi văn hóa do CSĐT khác tổ chức để xét tuyển

10

405

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

11

406

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

12

407

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển

13

408

Kết hợp chứng chỉ quốc tế với tiêu chí khác để xét tuyển

14

409

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

15

410

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

16

411

Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

17

412

Kết hợp phỏng vấn với tiêu chí khác để xét tuyển

18

413

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

19

414

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển

20

500

Sử dụng phương thức khác

Lưu ý đối với cơ sở đào tạo (CSĐT) sử dụng các phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trên:

- Mã phương thức xét tuyển: Mã phương thức xét tuyển gồm 3 ký tự do CSĐT tự định nghĩa nhưng phải tham chiếu với mã phương thức xét tuyển do Bộ GDĐT quy định (trong trang Nghiệp vụ), hoặc có thể sử dụng mã phương thức xét tuyển do Bộ GDĐT quy định Phụ lục I.

- Mã tổ hợp xét tuyển:

+ Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT (có sử dụng mã tổ hợp như xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT) sử dụng Mã tổ hợp xét tuyển do Bộ GDĐT quy định; đối với các tổ hợp có môn năng khiếu, các môn năng khiếu NK1, NK2 là do CSĐT quy định.

+ Đối với các phương thức xét tuyển khác: Mã tổ hợp gồm 3 ký tự do CSĐT tự quy định.

Có thể thấy, 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khá phong phú, tạo điều kiện cho các đơn vị tuyển sinh lựa chọn những phương thức xét tuyển phù hợp như xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học bạ, kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, kết quả thi văn hóa...

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục quy định thế nào? Danh mục phương thức xét tuyển đại học ra sao?

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thế nào? Danh mục phương thức xét tuyển đại học ra sao? (Hình từ Internet)

Thí sinh cần lưu ý nhưng gì khi đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2024?

Theo tiểu mục 7 Mục I Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH 2024 nêu rõ thí sinh cần đặc biệt lưu ý những nội dung khi đăng ký và xử lý nguyện vọng sau:

(1) Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) không giới hạn số lần:

- Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống;

- Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia);

- Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại đề án tuyển sinh (ĐATS) của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký);

- Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển;

- Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định.

(2) Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024:

Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;

(3) Các thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực Phụ lục VI ban hanh kem theo Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH 2024 và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có);

Thí sinh tìm hiểu kỹ tài liệu hướng dẫn và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển; thí sinh chưa rõ các nội dung khai báo, nộp lệ phí xét tuyển có thể liên hệ với cán bộ tại các điểm tiếp nhận hoặc cán bộ của CSĐT trực các số điện thoại hỗ trợ công tác tuyển sinh để được hướng dẫn.

Cơ sở đào tạo có trách nhiệm gì trong tuyển sinh đại học?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có nêu rõ cơ sở đào tạo có trách nhiệm sau:

- Từ năm 2023 xây dựng quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa những quy định của Quy chế này cho các hình thức đào tạo, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

- Tổ chức tuyển sinh theo đề án và quy chế tuyển sinh đã ban hành, tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật hiện hành; thực hiện trách nhiệm giải trình với Bộ GDĐT, các cơ quan có thẩm quyền và xã hội về toàn bộ công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ, chủ động giải quyết các rủi ro đã đưa ra trong đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo; giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan tới công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.

- Cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học lên hệ thống chậm nhất 30 ngày sau khi thí sinh hoàn thành thủ tục nhập học; báo cáo những nội dung theo quy định của Quy chế này, báo cáo tình hình tuyển sinh và kết quả tuyển sinh theo yêu cầu của Bộ GDĐT.

- Bảo quản, lưu trữ các tài liệu liên quan đến tuyển sinh trong suốt khóa đào tạo theo quy định của Luật Lưu trữ và các quy định về thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục. Đối với cơ sở đào tạo tổ chức thi còn phải bảo quản danh sách phòng thi, bài thi của thí sinh, hồ sơ và kết quả chấm thi theo thời hạn quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,912 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào