04 trường hợp cảnh sát cơ động được kiểm tra người và phương tiện? Quy định về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nghiệp vụ Cảnh sát cơ động 2022?
04 trường hợp cảnh sát cơ động được kiểm tra người và phương tiện?
Theo Điều 19 Dự thảo Thông tư quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động hướng dẫn như sau:
Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm soát
1. Khi phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm và thông báo hành vi vi phạm cho người vi phạm biết.
2. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và chuyển ngay cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, bắt giữ, vô hiệu hóa hành vi vi phạm và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
4.Trường hợp phát hiện người có thông báo truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát ghi nhận thông tin về người đó(đặc điểm về người, trang phục, phương tiện...), đồng thời báo cáo để Trưởng ca liên hệ, phối hợp với cơ quan thông báo truy tìm hoặc Công an xã, phường, thị trấn xử lý theo đúng quy định.
5.Trường hợp phát hiện phương tiện, đồ vật, tài liệu, tài sản có thông báo truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo vệ hiện trường, thông qua các thiết bị kỹ thuật ghi nhận thông tin về phương tiện, đồ vật, tài liệu, tài sản đó, đồng thời báo cáo để Trưởng ca liên hệ, phối hợp với cơ quan thông báo truy tìm hoặc Công an xã, phường, thị trấn xử lý theo đúng quy định.
04 trường hợp cảnh sát cơ động được kiểm tra người và phương tiện? Quy định về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nghiệp vụ Cảnh sát cơ động 2022?
Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự như thế nào?
Theo Điều 20 Dự thảo Thông tư quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động hướng dẫn như sau:
Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự
1. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 14 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định như thế nào?
Theo Điều 22, Điều 23 Dự thảo Thông tư quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động hướng dẫn như sau:
Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ trang bị cho Cảnh sát cơ động.
2. Phương tiện gồm: Ô tô, mô tô, xe đặc chủng, các loại tàu thuyền, tàu bay trực thăng và các loại phương tiện khác được lắp đặt đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên được quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật. Hai bên thành ô tô, xe đặc chủng, các loại tàu thuyền, tàu bay trực thăng tuần tra có in phù hiệu Cảnh sát cơ động phản quang; hai bên bình xăng hoặc ở sườn hai bên thùng phía sau mô tô hai bánh tuần tra có phù hiệu Cảnh sát cơ động phản quang;
3. Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm:
a) Máy quay phim; máy chụp ảnh, ghi âm;
b) Đèn pin chiếu sáng;
c) Máy bộ đàm;
d) Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin liên lạc khác theo quy định của Bộ Công an.
Điều 23. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau:
a) Tuần tra, kiểm soát công khai cơ động;
b) Kiểm soát tại một điểm, chốt trong địa bàn, khu vực trọng điểm; tuyến, mục tiêu phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng.
2. Khi sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Điều 22 Thông tư này phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Trên đây là 04 trường hợp cảnh sát cơ động được kiểm tra người và phương tiện được hướng dẫn tại dự thảo thông tư quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023 (Nếu được thông qua).
Bên cạnh đó, tThông tư 58/2015/TT-BCA quy định về tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát cơ động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Xem đầy đủ dự thảo thông tư quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.