03 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo Thông tư 76/2024 thế nào?

03 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo Thông tư 76/2024 thế nào?

03 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo Thông tư 76/2024 thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 76/2024/TT-BTC có quy định về hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu như sau:

Hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu theo tối thiểu một trong các hình thức sau:
a) Văn bản giấy;
b) Văn bản điện tử;
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phát hành.
2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu công bố thông tin theo hình thức văn bản điện tử cho Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội tại Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, có 03 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu bao gồm:

- Văn bản giấy;

- Văn bản điện tử;

- Đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phát hành.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu công bố thông tin theo hình thức văn bản điện tử cho Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội tại Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp.

03 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo Thông tư 76/2024 thế nào? (Hình từ internet)

03 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo Thông tư 76/2024 thế nào? (Hình từ internet)

Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu thế nào?

Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 08/2023/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu như sau:

- Tuân thủ quy định của Nghị định 153/2020/NĐ-CP về việc chào bán trái phiếu.

- Phải quản lý, sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu theo đúng phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật.

- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc sau:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.

+ Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận.

+ Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ chào bán trái phiếu và các thông tin công bố; thực hiện chế độ quản lý tài chính, kế toán thống kê và kiểm toán theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu không tuân thủ quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và quy định của pháp luật có liên quan.

- Có trách nhiệm giải thích cho nhà đầu tư các thông tin liên quan đến phương án phát hành, các rủi ro pháp lý, rủi ro đầu tư, rủi ro sử dụng vốn, quyền, lợi ích, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp phát hành và của nhà đầu tư.

- Doanh nghiệp phát hành phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

Điều kiện chào bán trái phiếu thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện chào bán trái phiếu như sau:

- Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

+ Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

+ Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

+ Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

+ Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

- Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

- Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

+ Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.

+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

+ Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

+ Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.

+ Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Thông tư 76/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2024.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

309 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào