Hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp được hiểu như thế nào? Việc hỗ trợ này được triển khai dưới những hình thức gì?

Em ơi cho chị hỏi: Hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp được hiểu như thế nào? Việc hỗ trợ này được triển khai dưới những hình thức gì? Đây là câu hỏi của chị Kim Thu đến từ Đà Nẵng.

Hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của người học và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học trong thời gian học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tạo môi trường hỗ trợ người học khởi nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để người học hình thành, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Hỗ trợ khởi nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp (Hình từ Internet)

Mục đích của việc hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Mục đích
1. Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
2. Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm.
3. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp; tăng cường nguồn lực xã hội hóa, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và tự tạo việc làm của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, mục đích của việc hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là:

- Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm.

- Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp; tăng cường nguồn lực xã hội hóa, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và tự tạo việc làm của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được triển khai dưới những hình thức gì?

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip, hình ảnh, ấn phẩm; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.
2. Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp.
3. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học.
4. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.
5. Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp.
6. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.
7. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được triển khai dưới những hình thức sau:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip, hình ảnh, ấn phẩm; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

- Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học.

- Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

- Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.

- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

880 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào