Hỗ trợ đầu tư trong lâm nghiệp là gì? Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ như thế nào?

Hỗ trợ đầu tư trong lâm nghiệp là gì? Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ được pháp luật quy định như thế nào? Nhà nước có hỗ trợ gạo khi hộ gia đình bắt đầu trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ không?

Hỗ trợ đầu tư trong lâm nghiệp là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Hỗ trợ đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ một phần vốn đầu tư để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, hỗ trợ đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ một phần vốn đầu tư để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.

Hỗ trợ đầu tư trong lâm nghiệp là gì? Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ như thế nào?

Hỗ trợ đầu tư trong lâm nghiệp là gì? Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ như thế nào? (Hình từ Internet)

Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 58/2024/NĐ-CP có quy định về hỗ trợ đầu tư trồng rừng như sau:

Theo đó, việc hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ được thực hiện sau đây:

- Đối tượng được hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ: chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.

- Mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ:

+ Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.

+ Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).

+ Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.

- Điều kiện được hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ:

+ Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án;

+ Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

- Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Nhà nước có hỗ trợ gạo khi hộ gia đình bắt đầu trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ không?

Căn cứ theo điểm c khoản 5 Điều 21 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
...
5. Thực hiện trợ cấp gạo từ nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị trực thuộc xây dựng dự án về trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng thay thế nương rẫy; tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ tại mỗi thôn nơi hộ gia đình cư trú. Căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lần trợ cấp nhưng tối đa 3 tháng một lần;
b) Căn cứ vào dự án về trợ cấp gạo được duyệt, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị được giao trợ cấp gạo lập danh sách các hộ gia đình tham gia, số lượng gạo trợ cấp cho từng hộ gia đình theo Mẫu số 09, Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
c) Trợ cấp gạo được thực hiện khi hộ gia đình bắt đầu thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng thay thế nương rẫy, được lập hồ sơ theo Mẫu số 11, Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
...

Theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện việc trợ cấp gạo khi hộ gia đình bắt đầu trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ từ nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án.

Tải về Mẫu danh sách gia đình nhận trợ cấp gạo.

Tải về Mẫu sổ theo dõi trợ cấp gạo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

216 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào