Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm hoạt động điện lực và sử dụng điện bao gồm những gì? Việc quản lý hồ sơ kiểm tra được quy định thế nào?
Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm hoạt động điện lực bao gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 27/2013/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT quy định về hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm hoạt động điện lực, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện như sau:
Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm
1. Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm hoạt động điện lực, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện bao gồm:
a) Thông báo kiểm tra trong trường hợp thực hiện kiểm tra theo kế hoạch;
b) Biên bản kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
c) Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện trộm cắp điện và các tang vật, phương tiện vi phạm kèm theo (nếu có);
d) Ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận, mô tả hành vi vi phạm (nếu có);
đ) Bản tính toán tiền bồi thường, tiền phạt đối với hành vi vi phạm (nếu có);
e) Các giấy tờ, tài liệu và hiện vật khác có liên quan.
...
Theo đó, hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm hoạt động điện lực bao gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 33 nêu trên.
Trong đó có thông báo kiểm tra trong trường hợp thực hiện kiểm tra theo kế hoạch; và biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện trộm cắp điện và các tang vật, phương tiện vi phạm kèm theo (nếu có).
Hoạt động điện lực (Hình từ Internet)
Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm sử dụng điện gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 33 Thông tư 27/2013/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT quy định về hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm sử dụng điện như sau:
Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm
...
2. Hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm sử dụng điện bao gồm:
a) Thông báo kiểm tra trong trường hợp thực hiện kiểm tra theo kế hoạch;
b) Biên bản kiểm tra sử dụng điện, Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
c) Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện trộm cắp điện và các tang vật, phương tiện vi phạm kèm theo (nếu có);
d) Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng và Biên bản kiểm định thiết bị đo đếm điện năng trong trường hợp lập Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng;
đ) Sơ đồ trộm cắp điện trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện; ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận và mô tả hành vi vi phạm sử dụng điện (nếu có);
e) Bản tính tiền bồi thường, tiền phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về sử dụng điện (nếu có);
g) Thiết bị đo đếm điện năng tháo về (nếu có);
h) Các giấy tờ, tài liệu và hiện vật khác có liên quan
Theo quy định trên, hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm sử dụng điện gồm tài liệu, thiết bị được quy định tại khoản 2 Điều 33 trên.
Việc quản lý hồ sơ kiểm tra vi phạm hoạt động điện lực và sử dụng điện được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 34 Thông tư 27/2013/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT quy định về quản lý hồ sơ kiểm tra như sau:
Quản lý hồ sơ kiểm tra
1. Cơ quan, đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm cấp phát biên bản, lập và quản lý các sổ sau: Sổ theo dõi giao nhận và thống kê biên bản; Sổ quản lý hồ sơ vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
2. Đối với hồ sơ vi phạm do Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực lập chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt, đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm lưu giữ bản sao của hồ sơ vụ vi phạm.
Như vậy, cơ quan, đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm cấp phát biên bản, lập và quản lý các sổ sau:
+ Sổ theo dõi giao nhận và thống kê biên bản.
+ Sổ quản lý hồ sơ vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
Và đối với hồ sơ vi phạm do Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực lập chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt, đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm lưu giữ bản sao của hồ sơ vụ vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.