Hồ sơ thiết kế khi chế tạo mới thiết bị xếp dỡ để trình thẩm định gồm những thành phần nào? Cơ sở thực hiện phương pháp phân nhóm chung các thiết bị xếp dỡ là gì?

Theo tôi được biết, khi chế tạo mới thiết bị xếp dỡ thì hồ sơ thiết kế cần phải được thẩm định. Vậy hồ sơ đó gồm những thành phần nào? Đồng thời, phương pháp phân nhóm chung các thiết bị xếp dỡ được thực hiện dựa trên cơ sở nào? Được thực hiện cụ thể ra sao? - Câu hỏi của anh Khai Minh - Đồng Nai

Hồ sơ thiết kế khi chế tạo mới thiết bị xếp dỡ để trình thẩm định gồm những thành phần nào?

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ, hồ sơ thiết kế thẩm định đối với thiết bị xếp dỡ gồm những thành phần sau:

Hồ sơ thiết kế thẩm định
2.1.1 Hồ sơ thiết kế trình Đăng kiểm thẩm định khi chế tạo mới thiết bị xếp dỡ bao gồm:
1 Bản thuyết minh chung; bản tính độ bền kết cấu, độ ổn định chống lật và dịch chuyển do gió; bản tính các cơ cấu hoạt động của thiết bị xếp dỡ.
2 Bản vẽ tổng thể có ghi các kích thước và thông số kỹ thuật chính.
3 Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị động lực, điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn.
4 Bản vẽ các kết cấu kim loại.
5 Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu, sơ đồ mắc cáp.
6 Quy trình kiểm tra và thử tải.
2.1.2 Khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa thiết bị xếp dỡ, hồ sơ thiết kế trình duyệt Đăng kiểm phải phù hợp với những thay đổi đó theo quy định của Quy chuẩn này.

Có thể thấy, hồ sơ thiết kế trình Đăng kiểm thẩm định khi chế tạo mới thiết bị xếp dỡ phải đảm bảo có đầy đủ những thành phần trên.

Đồng thời, khi tiến hành hoán cải, phục hồi hoặc sửa chữa thiết bị xếp dỡ thì hồ sơ thiết kế trình duyệt Đăng kiểm phải đảm bảo phù hợp với những thay đổi tương ứng kể trên.

Hồ sơ thiết kế khi chế tạo mới thiết bị xếp dỡ để trình thẩm định gồm những thành phần nào?

Hồ sơ thiết kế khi chế tạo mới thiết bị xếp dỡ để trình thẩm định gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)

Phương pháp phân nhóm chung các thiết bị xếp dỡ được thực hiện dựa trên cơ sở nào?

Theo quy định tại tiết 1 tiểu mục 2.2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ có quy định về phương pháp phân nhóm chung đối với các thiết bị xếp dỡ cụ thể như sau:

Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ và các bộ phận cấu thành
1 Phương pháp phân nhóm chung
Trong thiết kế thiết bị xếp dỡ và các bộ phận cấu thành của chúng, cần phải xét đến chế độ làm việc mà thiết bị xếp dỡ và các bộ phận cấu thành của chúng phải làm việc trong quá trình sử dụng; với mục đích này việc phân nhóm được thực hiện như sau:
- Phân nhóm thiết bị xếp dỡ theo tổng thể;
- Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị xếp dỡ theo tổng thể;
- Phân nhóm các bộ phận của kết cấu và cơ cấu thiết bị xếp dỡ.
Việc phân nhóm này được căn cứ theo:
- Tổng thời gian sử dụng của hạng mục đang xét;
- Tải dưới móc cẩu, phổ tải hoặc phổ ứng suất đối với hạng mục đang xét.

Theo đó, quá trình thiết kế thiết bị xếp dỡ và các bộ phận cấu thành của chúng, cần phải xét đến chế độ làm việc mà thiết bị xếp dỡ và các bộ phận cấu thành của chúng phải làm việc trong quá trình sử dụng.

Do đó, việc phân nhóm thiết bị xếp dỡ được thực hiện căn cứ trên:

- Tổng thời gian sử dụng của hạng mục đang xét;

- Tải dưới móc cẩu, phổ tải hoặc phổ ứng suất đối với hạng mục đang xét.

Việc phân nhóm các thiết bị xếp dỡ theo tổng thể được tiến hành như thế nào?

Căn cứ tiết 2 tiểu mục 2.2.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ, quy trình phân nhóm các thiết bị xếp dỡ theo tổng thể được tiến hành cụ thể như sau:

Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ và các bộ phận cấu thành
...
2 Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ theo tổng thể
(1) Hệ thống phân nhóm
Việc phân nhóm thiết bị xếp dỡ theo tổng thể được phân thành 8 nhóm, được ký hiệu tương ứng là: A1, A2,......., A8 tương ứng (xem 2.2.1.2.(4)), dựa trên 10 cấp sử dụng và 4 cấp phổ tải.
(2) Cấp sử dụng
Thời gian sử dụng của một thiết bị xếp dỡ là số các chu kỳ nâng mà thiết bị thực hiện. Một chu kỳ nâng là toàn bộ thời gian thực hiện các thao tác nối tiếp nhau bắt đầu từ thời điểm khi tải được nâng và kết thúc tại thời điểm khi thiết bị xếp dỡ ở trạng thái sẵn sàng nâng tải tiếp theo.
Tổng thời gian sử dụng của một thiết bị xếp dỡ là khoảng thời gian dự tính sử dụng thiết bị xếp dỡ, bắt đầu từ thời điểm đưa thiết bị xếp dỡ vào sử dụng và kết thúc tại thời điểm khi thiết bị xếp dỡ bị loại bỏ.
Trên cơ sở tổng thời gian sử dụng, thiết bị xếp dỡ được phân thành 10 cấp sử dụng được ký hiệu tương ứng là U0, U1, U2,... U9 và được xác định theo Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Cấp sử dụng thiết bị xếp dỡ
(3) Phổ tải
Phổ tải đặc trưng cho tổng số tải được nâng trong tổng thời gian sử dụng (xem mục 2.2.1.2.(2) của một thiết bị xếp dỡ. Phổ tải là một hàm số phân bố y = f(x), trong đó x (0 £ x £ 1) biểu thị cho tổng thời gian sử dụng mà trong đó tỷ số giữa tải nâng với tải trọng làm việc an toàn tối thiểu đạt được một giá trị y cho trước (0 £ y £ 1).
Ví dụ một phổ tải được cho trong Hình 2.1 - a và b.
Hình 2.1 - a
Hình 2.1 - b

mℓ: các tải;
mℓmax: tải trọng làm việc an toàn;
n: số các chu kỳ nâng, mà trong các chu kỳ đó tải nâng lớn hơn hoặc bằng tải mℓ;
nmax: số các chu kỳ nâng xác định tổng thời gian sử dụng thiết bị xếp dỡ.
Mỗi một phổ tải được đặc trưng bởi một hệ số phổ tải của thiết bị KP, được xác định bằng:
Để phân nhóm, số mũ d được quy ước lấy bằng 3.
Trong nhiều áp dụng, hàm số f(x) có thể được tính xấp xỉ bằng một hàm số bao gồm r bước xác định (xem Hình 2.2) tương ứng với n1, n2,....., nr chu kỳ nâng, thực tế tải nâng có thể được xem như không đổi và bằng mℓi trong các chu kỳ ni của bước thứ i. Nếu nmax biểu thị cho tổng thời gian sử dụng và mℓmax là tải lớn nhất trong số các tải nâng mℓi, có mối liên hệ sau:
hoặc dưới dạng gần đúng:
Theo phổ tải, một thiết bị xếp dỡ được xếp vào một trong bốn cấp phổ tải Q1, Q2, Q3, Q4 được xác định trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các cấp phổ tải của thiết bị xếp dỡ
(4) Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ
Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ theo tổng thể được xác định trong Bảng 2.3
Bảng 2.3. Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ
(5) Hướng dẫn phân nhóm một thiết bị xếp dỡ
Phương pháp phân nhóm một thiết bị xếp dỡ được cho trong Bảng 2.4
Các thiết bị xếp dỡ cùng kiểu có thể được sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau, việc phân nhóm nêu ra trong Bảng này chỉ có thể xem như một kiểu phân loại. Đặc biệt, trong đó có chỉ ra một kiểu thiết bị xếp dỡ được phân vào nhiều nhóm. Do vậy để xác định được thiết bị xếp dỡ thuộc nhóm nào cần phải xác định rõ thiết bị xếp dỡ thuộc cấp sử dụng và phổ tải nào trên cơ sở tổng thời gian sử dụng dự tính và phổ tải của thiết bị đó.

Như vậy, quá trình phân nhóm các thiết bị xếp dỡ được tiến hành cụ thể như quy định nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,454 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào