Hồ sơ thiết kế của trạm cấp LPG có bồn chứa có phải nộp cho cơ quan thẩm quyền phê duyệt hay không?

Cho hiện nay tôi muốn xây dựng một trạm cấp LPG có bồn chứa thì tôi muốn hỏi về tiêu chuẩn cụ thể để xây dựng như thế nào? Hồ sơ thiết kế của trạm cấp LPG có bồn chứa có phải nộp cho cơ quan thẩm quyền phê duyệt hay không?

Đối với trạm cấp LPG có bồn chứa phải tuân theo yêu cầu gì về bồn chứa?

Tại khoản 1 Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành có quy định yêu cầu đối với bồn chứa của trạm cấp LPG như sau:

"Điều 6. Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có bồn chứa
1. Yêu cầu đối với bồn chứa
a) Thiết kế, chế tạo
- Bồn chứa phải được thiết kế, chế tạo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6008:2010, TCVN 6155:1996, TCVN 6156:1996, TCVN 6486:2008, TCVN 7441:2004 và TCVN 8366:2010;
- Áp suất thiết kế của bồn chứa không nhỏ hơn 1,7 MPa. Nhiệt độ thiết kế thấp nhất là -10 °C;
- Nhãn trên vỏ bồn phải được ghi các thông tin dưới đây:
+ Tên nhà chế tạo;
+ Tháng năm chế tạo;
+ Tiêu chuẩn chế tạo;
+ Áp suất làm việc cao nhất;
+ Áp suất làm việc thấp nhất;
+ Nhiệt độ làm việc cao nhất;
+ Nhiệt độ làm việc thấp nhất;
+ Dung tích;
+ Cơ quan kiểm tra.
b) Các chi tiết đấu nối, lắp ráp
- Bồn chứa phải có cửa người chui hoặc cửa kiểm tra. Cửa người chui, nếu là hình bầu dục kích thước tối thiểu 400 mm x 300 mm, nếu là hình tròn đường kính tối thiểu 400 mm;
- Các chi tiết đấu nối, lắp ráp phải phù hợp cho việc sử dụng LPG.
c) Các thiết bị phụ
- Bồn chứa phải được trang bị các thiết bị sử dụng phù hợp với LPG sau đây:
+ Van an toàn;
+ Van nhập LPG lỏng;
+ Van xuất LPG lỏng;
+ Van xuất LPG hơi;
+ Van hồi hơi LPG;
+ Van hạn chế lưu lượng (excess flow valve);
+ Van xả đáy;
+ Thiết bị đo mức LPG lỏng;
+ Nhiệt kế;
+ Áp kế.
- Van an toàn
Van an toàn được nối vào phần không gian chứa hơi LPG của bồn chứa và có giải pháp phù hợp để có thể tháo van, thử, kiểm định định kỳ;
Dung tích bồn chứa nhỏ hơn hoặc bằng 20 m3 lắp ít nhất một van an toàn;
Dung tích bồn chứa lớn hơn 20 m3 lắp ít nhất hai van an toàn;
Van an toàn phải có các thông tin được in trên thân van:
+ Tên nhà sản xuất;
+ Năm sản xuất;
+ Áp suất tác động;
+ Kích thước miệng thoát;
+ Dấu hợp quy (CR) trên đó thể hiện tổ chức chứng nhận.
Lưu lượng xả tối thiểu của van an toàn đối với bồn chứa đặt chìm hoặc bồn chứa đắp đất như bảng 1:
Bảng LPG
Trong đó:
S là tổng diện tích bề mặt ngoài của bồn chứa, (m2)
A là lưu lượng dòng khí cho phép thoát ra ở 15°C và áp suất khí quyển, (m3/min).
Với các bồn chứa mà kích thước không được liệt kê ở bảng trên thì có thể sử dụng công thức: A = 3,1965 S0,82
+ Lưu lượng xả của van an toàn đối với bồn chứa đặt nổi bằng 3,33 lần giá trị tương ứng trong bảng 1.
+ Chiều cao miệng ống xả của van an toàn tối thiểu phải cao hơn mặt đất 3 m và cao hơn đỉnh bồn 2 m.
- Van nhập LPG lỏng
Trên đường nhập LPG lỏng phải lắp một van một chiều và một van đóng ngắt. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van nối bích, chế tạo bằng thép đúc, có áp suất làm việc tối thiểu bằng áp suất thiết kế của hệ thống ống.
- Van xuất LPG lỏng và hơi
Các ống nối đầu ra của đường xuất LPG phải được lắp van đóng khẩn cấp đóng nhanh bằng tay hoặc kết hợp tự động để ngắt nguồn cung cấp LPG trong trường hợp khẩn cấp. Các ống nối có đường kính danh định lớn hơn 50 mm phải được lắp van nối bích bằng thép đúc, có áp suất làm việc tối thiểu bằng áp suất thiết kế của hệ thống ống.
- Van xả đáy
Miệng ống xả đáy trong bồn chứa phải bố trí ở điểm gom chất lỏng thấp nhất. Ống xả đáy ngoài bồn phải được lắp hai van đóng để đảm bảo chống rò rỉ, hai van cách nhau một đoạn ống dài 500 mm để tránh nước xả cặn làm đông cứng và nghẽn van.
- Thiết bị đo mức LPG lỏng
Bồn chứa phải lắp ít nhất một dụng cụ đo mức chất lỏng có dải đo thể hiện toàn bộ dung tích bồn chứa.
Đồng hồ đo mức kiểu xả LPG lỏng ra môi trường phải có đường kính lỗ xả không lớn hơn 1,5 mm.
- Áp kế
+ Bồn chứa phải có áp kế được lắp ở không gian chứa LPG hơi;
+ Cấp chính xác không lớn hơn 2,5;
+ Đường kính mặt áp kế không nhỏ hơn 75 mm;
+ Thang đo phải đảm bảo áp suất làm việc lớn nhất từ 1/3 đến 2/3 thang đo, trên mặt áp kế phải có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc lớn nhất cho phép.
d) Bệ đỡ bồn chứa
- Bệ đỡ và móng bồn chứa phải đảm bào khả năng chịu tải ứng với bồn chứa đầy nước;
- Bồn chứa phải được gắn chặt vào bệ để không bị nổi lên khi xảy ra ngập lụt;
- Kết cấu của bệ đỡ phải đảm bảo không gian bên dưới bồn để lắp đặt đường ống và thao tác vận hành, bảo dưỡng thiết bị bên dưới an toàn."

Theo đó đối với bồn chứa của trạm cấp LPG phải tuân theo yêu cầu về các tiêu chí:

- Thiết kế, chế tạo

- Các chi tiết đấu nối, lắp ráp

- Các thiết bị phụ

- Bệ đỡ bồn chứa

Cụ thể từng tiêu chí thực hiện theo yêu cầu nêu trên.

Hồ sơ thiết kế của trạm cấp LPG có bồn chứa có phải nộp cho cơ quan thẩm quyền phê duyệt hay không?

Hồ sơ thiết kế của trạm cấp LPG có bồn chứa có phải nộp cho cơ quan thẩm quyền phê duyệt hay không? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về hàng rào trong trạm cấp LPG có bồn chứa như thế nào?

Về yêu cầu này được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT như sau:

"Điều 6. Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có bồn chứa
...
2. Hàng rào trạm cấp LPG
a) Các hạng mục chính như bồn chứa, đường ống, máy hóa hơi phải được bao quanh bằng hàng rào, nơi không bố trí được hàng rào, các hạng mục chính phải được nằm trong hàng rào ranh giới của cơ sở;
b) Phải đảm bảo thuận tiện cho xe chữa cháy ra, vào trạm khi cần;
c) Các thiết bị đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hại phải được bảo vệ bằng các biện pháp an toàn như rào chắn, cột sắt, cột bê tông và có biển cảnh báo.
Các thiết bị an toàn này phải không làm ảnh hưởng tới độ thông thoáng của trạm cấp LPG;
d) Bên ngoài hàng rào phải có khoảng trống rộng ít nhất 0,5 m sát với hàng rào, được đổ bê tông và được đánh dấu bằng đường kẻ màu vàng trên nền để dễ nhận biết;
đ) Bồn chứa trạm cấp LPG không nằm dưới hành lang an toàn điện."

Đối với hàng rào trạm cấp LPG có bồn chứa phải tuân thủ theo 5 yêu cầu như trên.

Hồ sơ thiết kế của trạm cấp LPG có bồn chứa có phải nộp cho cơ quan thẩm quyền phê duyệt hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT quy định như sau:

"Điều 5. Quy định chung
...
2. Hồ sơ thiết kế
a) Bản vẽ mặt bằng, hồ sơ công nghệ phải được lưu giữ tại trạm cấp LPG;
b) Hồ sơ thiết kế phải được cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy phê duyệt."

Theo đó thì hồ sơ thiết kế của trạm cấp LPG có bồn chứa phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy phê duyệt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,663 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào