Hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại gồm những gì? Cơ quan thi hành án hình sự phải lập hồ sơ thi hành án trong thời hạn bao lâu?

Xin hỏi, cơ quan thi hành án hình sự phải lập hồ sơ thi hành án trong thời hạn bao lâu? Hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại gồm những gì? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm như thế nào đối với hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại? Câu hỏi của anh Ngọc Tùng từ TP.HCM

Hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 161 Luật Thi hành án hình sự 2019 về Hồ sơ thi hành án như sau:

Hồ sơ thi hành án
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Hồ sơ bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
2. Quyết định thi hành án;
3. Giấy triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại;
4. Văn bản của cơ quan thi hành án hình sự yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án;
5. Thông báo của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại cho cơ quan thi hành án hình sự về thực hiện yêu cầu trong thi hành án và việc chấp hành án của pháp nhân thương mại;
6. Báo cáo của pháp nhân thương mại về việc chấp hành án;
7. Tài liệu thể hiện việc công bố thông tin về thi hành án theo quy định của Luật này;
8. Biên bản về thi hành án;
9. Tài liệu về việc cưỡng chế thi hành án (nếu có);
10. Tài liệu về việc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này;
11. Tài liệu khác có liên quan.

Tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định trên, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Hồ sơ bao gồm:

(1) Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

(2) Quyết định thi hành án;

(3) Giấy triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại;

(4) Văn bản của cơ quan thi hành án hình sự yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án;

(5) Thông báo của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại cho cơ quan thi hành án hình sự về thực hiện yêu cầu trong thi hành án và việc chấp hành án của pháp nhân thương mại;

(6) Báo cáo của pháp nhân thương mại về việc chấp hành án;

(7) Tài liệu thể hiện việc công bố thông tin về thi hành án theo quy định của Luật này;

(8) Biên bản về thi hành án;

(9) Tài liệu về việc cưỡng chế thi hành án (nếu có);

(10) Tài liệu về việc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này;

(11) Tài liệu khác có liên quan.

Pháp nhân

Hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại (Hình từ Internet)

Cơ quan thi hành án hình sự phải lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về Hồ sơ thi hành án như sau:

Hồ sơ thi hành án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải lập hồ sơ thi hành án, mỗi pháp nhân thương mại lập một hồ sơ thi hành án.
...

Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải lập hồ sơ thi hành án, mỗi pháp nhân thương mại lập một hồ sơ thi hành án.

Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm như thế nào đối với hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại?

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ thi hành án
....
2. Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm quản lý, bổ sung tài liệu hồ sơ đảm bảo có đầy đủ tài liệu quy định tại Điều 161 Luật Thi hành án hình sự.
3. Việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ, sổ sách thi hành án đối với pháp nhân thương mại thực hiện theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Theo đó, cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm quản lý, bổ sung tài liệu hồ sơ đảm bảo có đầy đủ tài liệu được quy định tại Điều 161 Luật Thi hành án hình sự 2019 nêu trên.

Việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ, sổ sách thi hành án đối với pháp nhân thương mại thực hiện theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,093 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào