Hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ có được sử dụng tiếng nước ngoài không?
- Hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ có được sử dụng tiếng nước ngoài không?
- Trình tự xét duyệt hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thực hiện theo hình thức tuyển chọn được quy định ra sao?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ như thế nào?
Hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ có được sử dụng tiếng nước ngoài không?
Hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ có được sử dụng tiếng nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Thông báo và hồ sơ tham gia tuyển chọn, xét giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ
…
3. Yêu cầu đối với Hồ sơ
a) Hồ sơ sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001 và phải được định dạng pdf (ký, đóng dấu trực tiếp hoặc ký bằng chữ ký điện tử);
b) Hồ sơ nhiệm vụ thực hiện theo hình thức tuyển chọn phải nộp đúng thời hạn theo thông báo tuyển chọn. Ngày, giờ nhận hồ sơ được tính là ngày cá nhân, tổ chức nộp trên trang thông điện tử của Vụ Khoa học và Công nghệ. Khi chưa hết thời hạn nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn có quyền rút hồ sơ, thay hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đã gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mọi bổ sung và sửa đổi phải nộp trong thời hạn quy định và là bộ phận cấu thành của hồ sơ;
c) Hồ sơ nhiệm vụ thực hiện theo hình thức giao trực tiếp gửi về Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ tùy theo yêu cầu về thời gian của mỗi đơn vị để kịp thời thực hiện theo quy định.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì hồ sơ tham gia tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ không được sử dụng tiếng nước ngoài mà sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001 và phải được định dạng pdf (ký, đóng dấu trực tiếp hoặc ký bằng chữ ký điện tử).
Trình tự xét duyệt hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thực hiện theo hình thức tuyển chọn được quy định ra sao?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 19 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định trình tự xét duyệt hồ sơ nhiệm vụ thực hiện theo hình thức tuyển chọn như sau:
Bước 1: Mở, kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn:
- Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi hết hạn nộp hồ sơ, Vụ Khoa học và Công nghệ tổ chức mở hồ sơ, kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Đại diện của tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn, đại diện các cơ quan liên quan (nếu cần) được mời tham dự mở hồ sơ;
- Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các biểu mẫu và đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT, cụ thể:
Hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ bao gồm:
- Bản sao (có chứng thực) Quyết định thành lập hoặc điều lệ hoạt động của tổ chức chủ trì (nếu có);
- Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì;
- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ theo mẫu M12-ĐĐK;
- Thuyết minh nhiệm vụ theo một trong các mẫu M13-TMĐTƯD, M14-TMĐTXH, M15-TMDASX, M16-TMĐAKH;
- Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ theo mẫu M17-LLTC;
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân thực hiện chính nhiệm vụ có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự theo mẫu M18-LLCN;
- Sơ yếu lý lịch khoa học của chuyên gia kèm theo giấy xác nhận về mức lương chuyên gia (nếu thuê chuyên gia) theo mẫu M19-LLCG;
- Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo mẫu M20-GXNPH;
- Văn bản chứng minh năng lực về nhân lực khoa học công nghệ, trang thiết bị của đơn vị phối hợp và khả năng huy động vốn từ nguồn khác (nếu có đơn vị phối hợp, huy động vốn từ nguồn khác);
- Đối với dự án sản xuất thử nghiệm có kinh phí ngoài ngân sách: văn bản pháp lý cam kết và giải trình khả năng huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học (báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 2 - 3 năm gần nhất; cam kết cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn của các tổ chức tín dụng; cam kết về việc đóng góp vốn của tổ chức chủ trì và các tổ chức tham gia dự án);
- Báo giá tài sản, thiết bị, nguyên vật liệu cần mua sắm để thực hiện nhiệm vụ (trong trường hợp thuyết minh nhiệm vụ có nội dung mua, thuê tài sản, trang thiết bị, nguyên vật liệu) trong đó thời gian báo giá không quá 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Báo giá được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung trước thời điểm họp thẩm định kinh phí (nếu cần);
- Tài liệu liên quan khác nếu tổ chức tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thấy cần thiết bổ sung làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ hoặc đơn vị quản lý cần làm rõ thông tin trong quá trình tuyển chọn và thẩm định nhiệm vụ.
Lưu ý: Kết quả mở hồ sơ được ghi thành biên bản theo mẫu M21-BBMHS.
Bước 2: Thành lập Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
- Tháng 01 hàng năm, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo các lĩnh vực chuyên ngành cho năm thực hiện;
Thành phần Hội đồng tuyển chọn có từ 09 đến 11 thành viên do Vụ Khoa học và Công nghệ lựa chọn và mời gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ;
+ Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Tổng cục, Cục;
+ Ủy viên Hội đồng gồm: Các chuyên gia có chuyên môn phù hợp; đại diện lãnh đạo Vụ Kế hoạch-Tài chính, đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế (đối với nhiệm vụ có nội dung hợp tác quốc tế); đại diện các Vụ chức năng khác trực thuộc Bộ (nếu có liên quan); đại diện cơ quan dự kiến sử dụng kết quả nghiên cứu; chuyên viên Vụ Khoa học và Công nghệ (kiêm thư ký khoa học).
- Vụ Khoa học và Công nghệ cử chuyên viên làm thư ký hành chính phục vụ phiên họp Hội đồng;
- Đại biểu mời tham dự họp Hội đồng gồm Đại diện Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ và đại diện các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 19 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Trình tự xét duyệt hồ sơ nhiệm vụ thực hiện theo hình thức tuyển chọn và giao trực tiếp
…
7. Trình tự và nội dung làm việc của Hội đồng:
a) Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập Hội đồng, biên bản mở hồ sơ, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự phiên họp;
b) Lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
c) Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp Hội đồng và thống nhất nguyên tắc làm việc;
d) Cá nhân đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày tóm tắt trước Hội đồng về thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đề xuất phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần, trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng (nếu có) và không tiếp tục tham dự phiên họp của Hội đồng khi Hội đồng trao đổi, đánh giá kết quả nhiệm vụ;
đ) Đại diện cơ quan dự kiến sử dụng kết quả nghiên cứu có ý kiến về sự cần thiết và những yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu;
e) Các thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá từng hồ sơ và so sánh các hồ sơ đăng ký của cùng một nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Các ủy viên phản biện trình bày nhận xét đánh giá từng hồ sơ, đánh giá sự phù hợp giữa các nội dung thực hiện và số nhân lực theo các chức danh, số ngày công lao động; đánh giá sự phù hợp giữa tổng mức kinh phí và các sản phẩm của nhiệm vụ; đề xuất những nội dung trong thuyết minh cần loại bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung, so sánh giữa các hồ sơ đăng ký cùng 01 nhiệm vụ; thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo;
g) Hội đồng thảo luận, đánh giá từng hồ sơ theo các nhóm tiêu chí và thang điểm đánh giá quy định, sự phù hợp giữa nội dung thực hiện, thời gian và số nhân lực theo các chức danh, sự phù hợp giữa tổng mức kinh phí và các sản phẩm của nhiệm vụ; hồ sơ thuyết minh là khả thi hoặc không khả thi để đạt được các sản phẩm theo đặt hàng; những nội dung trong thuyết minh cần loại bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung.
h) Các thành viên Hội đồng chấm điểm cho từng hồ sơ trên phần mềm quản lý hoạt động khoa học và công nghệ theo một trong các mẫu M25-PĐGƯD, M26-PĐGXH, M27-PĐGDA tương ứng với từng nhiệm vụ. Kết quả được phần mềm tổng hợp theo tổng số điểm trung bình từ cao xuống thấp đối với hồ sơ tuyển chọn theo mẫu B19-BBKP; B20-THKP;
i) Chủ tịch Hội đồng công bố công khai kết quả tuyển chọn và thông qua biên bản làm việc của Hội đồng theo mẫu B21-BBHĐTM tại cuộc họp. Kiến nghị tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Tổ chức, cá nhân được Hội đồng đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có hồ sơ xếp hạng với tổng số điểm trung bình của các tiêu chí cao nhất và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên, trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên Hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm). Đối với các hồ sơ có điểm trung bình bằng nhau thì kết quả tuyển chọn lấy theo phiếu đánh giá của Chủ tịch hội đồng;
k) Hội đồng thảo luận thống nhất để kiến nghị xác định kết quả phiên họp với các thông tin cơ bản về những điểm cần sửa đổi, bổ sung bao gồm: Tên tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm đề nghị trúng tuyển, giao trực tiếp; những điểm cần bổ sung, sửa đổi thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ (gồm: Các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng cần phải đạt (nếu có); số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có); phương thức khoán chi (khoán đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán từng phần); các điểm cần chỉnh sửa khác trong thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ).
Theo đó, Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ theo trình tự và nội dung làm việc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.