Hồ sơ tài liệu liên quan của cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi phải được lưu giữ tối thiểu bao nhiêu năm?

Đối với người vắt sữa tại cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào? Nội dung quy trình làm sạch và khử trùng tại cơ sở phải gồm các bước nào? Hồ sơ tài liệu liên quan của cơ sở phải được lưu giữ tối thiểu bao nhiêu năm? Các tổ chức có hoạt động vắt sữa và thu gom sữa tươi thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại đâu? Đây là câu hỏi của chị Bảo Hân đến từ Hà Nội.

Đối với người vắt sữa tại cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?

Theo Mục 2.4 QCVN 151:2017/BNNPTNT Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định:

Yêu cầu đối với người vắt sữa, thu gom sữa
2.4.1. Phải được tập huấn và được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành.
2.4.2. Phải được khám sức khỏe, không mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề, được định kỳ khám lại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
2.4.3. Phải mang đầy đủ bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, mũ chụp tóc, khẩu trang, ủng trong khi làm việc; phải rửa tay, sát trùng tay trước và sau khi tiếp xúc trực tiếp với núm vú.
2.4.4. Phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân: thường xuyên giữ móng tay ngắn, sạch sẽ; không đeo đồ trang sức như nhẫn, đồng hồ trong quá trình làm việc; không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực vắt sữa, thu gom sữa.

Như vậy, có 04 yêu cầu đối với người vắt sữa tại cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi cần phải tuân thủ thực hiện tại Quy chuẩn ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT.

Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi

Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi (Hình từ Internet)

Nội dung quy trình làm sạch và khử trùng tại cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi phải gồm các bước nào?

Theo Mục 2.7 QCVN 151:2017/BNNPTNT Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT có quy định thì:

Yêu cầu về làm sạch, khử trùng
2.7.1. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải có quy trình làm sạch và khử trùng đối với nhà xưởng, thiết bị, máy móc, dụng cụ.
2.7.2. Nội dung quy trình làm sạch và khử trùng phải bao gồm các bước tiến hành, tần suất, thời điểm thực hiện, loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng.
2.7.3. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi chỉ được sử dụng các hóa chất tẩy rửa, khử trùng theo quy định của Bộ Y tế; nồng độ thuốc sát trùng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.7.4. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải có sổ nhật ký theo dõi hoạt động làm sạch và khử trùng đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ vắt sữa và thu gom, chứa đựng, bảo quản sữa tươi.
2.7.5. Việc vắt sữa hoặc thu gom chỉ được thực hiện khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu vệ sinh.

Theo đó, nội dung quy trình làm sạch và khử trùng phải bao gồm các bước: tiến hành, tần suất, thời điểm thực hiện, loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng.

Hồ sơ tài liệu liên quan của cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi phải được lưu giữ tối thiểu bao nhiêu năm?

Yêu cầu đối với hồ sơ tài liệu có nêu tại Mục 2.9 QCVN 151:2017/BNNPTNT Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định:

Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng
2.9.1. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải thành lập đội hoặc người chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm.
2.9.2. Tất cả hồ sơ, tài liệu liên quan phải lưu giữ tối thiểu là 3 năm.
2.9.3. Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải thực hiện việc tự kiểm tra chương trình kiểm soát chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm hằng năm.

Như vậy, về các hồ sơ tài liệu liên quan của cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi phải được lưu giữ tối thiểu là 03 năm.

Các tổ chức có hoạt động vắt sữa và thu gom sữa tươi thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại đâu?

Theo Mục 3.2 QCVN 151:2017/BNNPTNT Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định về công bố hợp quy:

3.1. Đánh giá hợp quy
3.1.1. Việc đánh giá sự phù hợp đối với quy chuẩn này thực hiện theo phương thức 6 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3.2.2. Tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận hợp quy và việc thử nghiệm để phục vụ hoạt động chứng nhận phải đăng ký theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
3.2. Công bố hợp quy
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động vắt sữa và thu gom sữa tươi trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, các tổ chức có hoạt động vắt sữa và thu gom sữa tươi trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nơi tổ chức đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

691 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào