Hồ sơ phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam bao gồm các loại giấy tờ gì? Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định việc phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam?
Hồ sơ phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam bao gồm các loại giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 16/2018/NĐ-CP quy định việc thiết lập công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam như sau:
Thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ quy định tại Điều 109, Điều 110 Bộ luật hàng hải Việt Nam, các quy định khác có liên quan của pháp luật và điều kiện thực tế để tổ chức thiết lập tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
2. Trong quá trình thực hiện, Cục Hàng hải Việt Nam phải phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan về phương án thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam. Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam, các cơ quan chức năng của các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có văn bản trả lời.
3. Hồ sơ công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam do Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải, gồm:
a) Văn bản đề nghị công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam kèm theo phương án thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam;
b) Hải đồ thể hiện chi tiết tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam;
c) Các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan khác (nếu có).
...
Theo đó, hồ sơ công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam do Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải, gồm:
- Văn bản đề nghị công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam kèm theo phương án thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam;
- Hải đồ thể hiện chi tiết tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam;
- Các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan khác (nếu có).
Phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định việc phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam?
Theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 16/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
...
4. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án thiết lập và công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam; đồng thời, chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định việc phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam. Đồng thời, chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện.
Phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 16/2018/NĐ-CP quy định phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam như sau:
Phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
1. Tàu thuyền đi qua lãnh hải Việt Nam nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam thực hiện hành trình theo tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam đã được công bố.
2. Tàu thuyền vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hoặc tàu quân sự và các loại tàu thuyền khác không vì mục đích thương mại đi qua lãnh hải và nội thủy Việt Nam để vào cảng biển Việt Nam phải hành trình đúng tuyến luồng và thực hiện thủ tục tàu thuyền theo quy định.
3. Tàu thuyền đi qua lãnh hải và nội thủy Việt Nam nhưng không đến cảng biển Việt Nam thì thuyền trưởng của tàu thuyền đó phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết về lý do, mục đích tàu thuyền vào nội thủy Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Cấp cứu thuyền viên, hành khách trên tàu;
b) Tránh, trú bão;
c) Thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền đã cứu được trên biển;
d) Khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn hàng hải đối với tàu thuyền;
đ) Các trường hợp cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được pháp luật quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.