Hồ sơ người có công với cách mạng được thành lập dựa trên nguyên tắc nào, do ai quản lý? Việc cấp trích lục hồ sơ được quy định ra sao?

Khi tìm hiểu về những chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, tôi muốn biết việc lập hồ sơ người có công được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào, do ai quản lý? Có rất nhiều hồ sơ như vậy trong kho lưu trữ, vậy ký hiệu của những hồ sơ này được quy định như thế nào để dễ dàng trong công tác tìm kiếm? Ngoài ra, việc cấp trích lục, sao hồ sơ người có công được quy định như thế nào?

Hồ sơ người có công với cách mạng được lập dựa trên nguyên tắc nào?

Hồ sơ người có công với cách mạng

Hồ sơ người có công với cách mạng được lập dựa trên nguyên tắc nào?

Nguyên tắc xác lập hồ sơ người có công được quy định tại Điều 126 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:

- Hồ sơ phải nộp của mỗi thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định này là 01 bộ.

- Giấy tờ trong hồ sơ đề nghị phải là bản chính, trường hợp được sử dụng bản sao hoặc bản sao có chứng thực thì theo quy định cụ thể tại từng thủ tục hành chính.

- Cách thức thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này bằng hình thức trực tiếp hoặc bưu chính.

- Hồ sơ người có công do các cơ quan, đơn vị chuyển đến ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ ưu đãi và hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người có công thường trú quản lý và thực hiện chế độ là 01 bộ hồ sơ gốc theo quy định.

Hồ sơ gốc là hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền lập hoặc xác nhận lần đầu khi làm thủ tục công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi người có công.

Bản sao hồ sơ người có công đã được sử dụng làm căn cứ giải quyết trợ cấp tuất đối với thân nhân trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì vẫn có giá trị thực hiện.

Theo đó, việc xác lập hồ sơ người có công phải được thực hiện đúng theo nguyên tắc nêu trên thì mới được xem là hợp pháp.

Ký hiệu hồ sơ người có công với cách mạng được quy định như thế nào?

Ký hiệu hồ sơ người có công được quy định cụ thể tại Điều 127 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau: ghi ở góc trên bên phải, viết bằng chữ in hoa. Ký hiệu địa phương hoặc cơ quan, đơn vị ghi trước, gạch chéo rồi ghi tiếp ký hiệu từng loại hồ sơ đối tượng, tiếp đến số quản lý của địa phương hoặc cơ quan đơn vị và ký hiệu thời kỳ theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Trường hợp hồ sơ do công an cấp tỉnh xác lập thì thêm ký hiệu “CA” và dấu gạch ngang vào trước ký hiệu địa phương.

Hồ sơ người có công với cách mạng được quản lý như thế nào?

Việc quản lý hồ sơ người có công được quy định chi tiết về nhiệm vụ và thẩm quyền tại Điều 128 Nghị định 131/2021/NĐ-CP:

(1) Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Quản lý hồ sơ người có công đang tại ngũ, công tác.

b) Chỉ đạo việc cấp trích lục đối với trường hợp hồ sơ thương binh được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không đầy đủ theo quy định (do thất lạc).

(2) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Quản lý Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.

b) Chỉ đạo việc cấp trích lục đối với trường hợp hồ sơ liệt sĩ được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không đầy đủ theo quy định (do thất lạc).

(3) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau:

a) Tiếp nhận, đăng ký quản lý hồ sơ người có công tại địa phương nơi thường trú.

b) Lập và cấp trích lục hồ sơ người có công theo quy định tại các Mẫu số 95, 96, 97, 98, 99.

c) Cập nhật thông tin về người có công và thân nhân đang quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về người có công.

(4) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo định kỳ hằng năm về số lượng người có công đang quản lý từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm theo Mẫu số 100 Phụ lục I Nghị định này gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 01 năm sau.

(5) Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về người có công phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định của Luật Lưu trữ.

(6) Hồ sơ người có công được bảo quản có thời hạn vĩnh viễn tại cơ quan có thẩm quyền quản lý tại Điều này.

Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề cấp trích lục hồ sơ người có công, sao hồ sơ người có công?

Căn cứ Điều 129 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, việc cấp trích lục hồ sơ người có công, sao hồ sơ người có công được quy định như sau:

(1) Phạm vi áp dụng:

a) Cấp trích lục hồ sơ người có công hoặc sao một số giấy tờ trong hồ sơ người có công theo đề nghị của người có công hoặc thân nhân để giải quyết chế độ có liên quan đến nội dung đề nghị.

Thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thay đổi nơi thường trú mà vẫn còn thân nhân khác đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng tại nơi đi thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp bản trích lục hồ sơ người có công kèm bản sao y quyết định hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đến nơi thường trú mới.

b) Cấp trích lục hoặc sao hồ sơ người có công theo đề nghị của cơ quan, tổ chức để giải quyết vụ việc có liên quan.

Trường hợp hồ sơ thương binh, liệt sĩ được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không đầy đủ theo quy định (do thất lạc) thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn đề nghị trích lục hồ sơ gửi Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với trích lục hồ sơ thương binh); Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với trích lục hồ sơ liệt sĩ) làm căn cứ giải quyết chế độ.

(2) Nguyên tắc: việc sao hồ sơ người có công đang quản lý phải đảm bảo đúng quy định về sao, sao y, sao lục, trích sao.

(3) Hồ sơ, thủ tục:

a) Cá nhân có đơn nêu rõ lý do đề nghị cấp trích lục hoặc sao một số giấy tờ trong hồ sơ người có công gửi đến: Cục Chính sách, Tổng Cục Chính trị hoặc Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đối với trường hợp đang tại ngũ, công tác hoặc thương binh hiện chưa được hưởng chế độ ưu đãi do gửi sổ đi B; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các trường hợp còn lại.

b) Cơ quan, tổ chức có văn bản nêu rõ lý do đề nghị cấp trích lục, sao một số giấy tờ hoặc toàn bộ hồ sơ người có công, gửi đến cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này.

c) Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn hoặc văn bản đề nghị, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu lý do theo quy định để cấp trích lục hồ sơ, sao một số giấy tờ trong hồ sơ hoặc toàn bộ hồ sơ gửi đến nơi đề nghị; lập phiếu theo dõi theo Mẫu số 92 Phụ lục I Nghị định này.

Trên đây là một số quy định hiện hành liên quan đến hồ sơ người có công với cách mạng, bao gồm: nguyên tắc lập hồ sơ, ký hiệu hồ sơ, quản lý hồ sơ và cấp trích lục hồ sơ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,728 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào