Hồ sơ năng lực của nhà thầu là gì? Chi phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là bao nhiêu?

Hồ sơ năng lực của nhà thầu là gì? Chi phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là bao nhiêu? Nhà thầu cần nộp chi phí duy trì trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia vào thời điểm nào? Câu hỏi của anh P (Gia Kiệm).

Hồ sơ năng lực của nhà thầu là gì? Gồm những tài liệu nào?

Hiện nay, Luật Đấu thầu 2023 cũng như các văn bản liên quan chưa giải thích thế nào là hồ sơ năng lực của nhà thầu.

Tuy nhiên, hồ sơ năng lực của nhà thầu có thể được hiểu là tập hợp những văn bản chứng minh tư cách, kinh nghiệm, thành tích của nhà thầu thể hiện khả năng thực hiện gói thầu mà nhà thầu tham dự.

Trên thực tế, tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, tính chất, yêu cầu của gói thầu mà nhà thầu sẽ thiết kế hồ sơ năng lực đảm bảo tốt nhất để tạo ấn tượng cho bên mời thầu. Thông thường hồ sơ năng lực của nhà thầu sẽ gồm những tài liệu sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện của doanh nghiệp (phô tô công chứng) theo quy định không quá 6 tháng;

- Danh sách các hợp đồng tương tự đã thực hiện;

- Danh sách khách hàng của nhà thầu;

- Báo cáo tài chính có xác nhận cơ quan thuế, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán;

- Danh sách nhân sự thực hiện gói thầu dự kiến, kèm chứng chỉ và bằng cấp chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhân sự của nhà thầu;

- Danh sách các máy móc, thiết bị, tài sản của nhà thầu;

- Tùy theo yêu cầu sẽ có nhiều nội dung cụ thể khác.

Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Hồ sơ năng lực của nhà thầu là gì? Chi phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là bao nhiêu?

Hồ sơ năng lực của nhà thầu là gì? Chi phí duy trì hồ sơ năng lực nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là bao nhiêu? (hình từ internet)

Chi phí duy trì hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là bao nhiêu?

Chi phí duy trì hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT như sau:

Mức thu các loại Chi phí sử dụng dịch vụ
1. Chi phí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống gồm:
a) Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống (chỉ nộp 01 lần khi đăng ký) là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 550.000 đồng cho một (01) năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu, nhà đầu tư nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống;
c) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng); chi phí nộp hồ sơ đề xuất là 220.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
d) Chi phí nhà thầu trúng thầu được tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đối với gói thầu chia thành nhiều phần hoặc lô riêng biệt thì chi phí nhà thầu trúng thầu được tính theo giá trị trúng thầu của mỗi phần hoặc lô riêng biệt;
đ) Chi phí sử dụng Hợp đồng điện tử được tính bằng 0,022% giá hợp đồng nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
2. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống, Báo Đấu thầu:
a) Chi phí đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu hoặc một (01) dự án đối với một (01) thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
...

Theo đó, chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống là 550.000 đồng cho một (01) năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Lưu ý: Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Nhà thầu cần nộp chi phí duy trì trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia vào thời điểm nào?

Nhà thầu cần nộp chi phí duy trì trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia vào thời điểm được quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:

Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống, thời hạn nộp trước ngày 01 tháng 4 hằng năm (trừ năm thực hiện đăng ký trên Hệ thống).

Nhà thầu không phải nộp chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực trên Hệ thống đối với những năm mà trạng thái tài khoản của nhà thầu được chính thức thông báo tạm ngừng trong cả năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó).

Trường hợp nhà thầu nộp chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực trên Hệ thống cho nhiều năm (tối đa là 05 năm) thì số tiền sẽ được khấu trừ tương ứng theo từng năm.

Trong thời gian đó, nếu nhà thầu đăng ký tạm ngừng tài khoản trên Hệ thống trong cả năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đăng ký) thì số tiền đã nộp còn lại sẽ được bảo lưu và được tự động khấu trừ cho các năm tiếp theo sau khi nhà thầu đăng ký khôi phục tài khoản trên Hệ thống.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
7,216 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào