Hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù có được yêu cầu cung cấp giấy phép bán hàng hay giấy cam kết hỗ trợ của nhà sản xuất không?
- Hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù có được yêu cầu cung cấp giấy phép bán hàng hay giấy cam kết hỗ trợ của nhà sản xuất không?
- Hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù được lập dựa trên những căn cứ nào?
- Việc thẩm định hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
Hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù có được yêu cầu cung cấp giấy phép bán hàng hay giấy cam kết hỗ trợ của nhà sản xuất không?
Căn cứ khoản 12 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định định như sau:
Lập hồ sơ mời thầu
...
12. Hồ sơ mời thầu không được đưa ra yêu cầu về cung cấp giấy phép bán hàng, giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương (sau đây gọi là giấy phép bán hàng). Trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ liên quan khác, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng nhưng việc yêu cầu về giấy phép bán hàng phải được người có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp nhà sản xuất hoặc văn phòng đại diện hoặc đại lý của nhà sản xuất thực hiện một hoặc các hành vi sau mà không có lý do chính đáng: không cung cấp giấy phép bán hàng; cung cấp giấy phép bán hàng sau đó rút giấy phép này; chỉ cung cấp giấy phép bán hàng cho một hoặc một số nhà thầu làm hạn chế cạnh tranh; thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh khác thì nhà thầu, chủ đầu tư đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương. Trong văn bản phải nêu cụ thể hành vi của nhà sản xuất, văn phòng đại diện, đại lý của nhà sản xuất cùng với tài liệu chứng minh. Nhà sản xuất hoặc văn phòng đại diện hoặc đại lý của nhà sản xuất bị nhà thầu, chủ đầu tư phản ánh được phản hồi thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.
Theo đó, hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù không được đưa ra yêu cầu về cung cấp giấy phép bán hàng, giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.
Trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ liên quan khác, thì hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng nhưng việc yêu cầu về giấy phép bán hàng phải được người có thẩm quyền chấp thuận.
Hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù có được yêu cầu cung cấp giấy phép bán hàng hay giấy cam kết hỗ trợ của nhà sản xuất không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù được lập dựa trên những căn cứ nào?
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù được lập dựa trên những căn cứ sau:
(1) Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có);
(2) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
(3) Tài liệu về thiết kế, bản vẽ, thuyết minh về gói thầu (nếu có);
(4) Các yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu gồm: đặc tính, thông số kỹ thuật, yêu cầu công nghệ, chất lượng dịch vụ, yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm, nghiệm thu và các yêu cầu về kỹ thuật khác (nếu có);
(5) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận vay (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
(6) Quy định của pháp luật về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;
(7) Các căn cứ liên quan khác.
Việc thẩm định hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
Tại Điều 25 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu như sau:
Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
Như vậy, việc thẩm định hồ sơ mời thầu đối với hàng hóa đặc thù được thực hiện dựa trên những nội dung được quy định tại Điều 129 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
(2) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với:
- Quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện của dự án, dự toán mua sắm, gói thầu;
- Hồ sơ thiết kế, dự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có);
- Biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một (đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn);
- Quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
(3) Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
(4) Các nội dung liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.