Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với con thương binh gồm những giấy tờ gì? Phương thức chi trả trợ cấp cho con thương binh thực hiện thế nào?
- Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với con thương binh gồm những giấy tờ gì?
- Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với con thương binh thực hiện ra sao?
- Cơ quan nào thực hiện việc chi trả trợ cấp cho con thương binh thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục và thời gian chi trả trợ cấp sẽ được thực hiện thế nào?
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với con thương binh gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 4 Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ (sau đây gọi tắt là Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH) quy định về hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi như sau:
- Tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 01-ƯĐGD).
- Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học (Mẫu số 02-ƯĐGD).
- Quyết định thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 03-ƯĐGD).
Như vậy, hồ sơ để hưởng chế độ ưu đãi bao gồm: (1) Tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo; (2) Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học; (3) Quyết định thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo.
Phương thức chi trả trợ cấp cho con thương binh thực hiện thế nào?
Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với con thương binh thực hiện ra sao?
Theo Điều 6 Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH quy định trình tự, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi như sau:
Thứ nhất, về trình tự, thủ tục
- Người có công với cách mạng hoặc con của người có công quy định tại Điều 1 Thông tư này lập tờ khai kèm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người có công vào đầu mỗi năm học hoặc khóa học;
- Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thuộc cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì các cơ quan này chịu trách nhiệm xác nhận (trong thời gian 03 ngày làm việc) và gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú của thân nhân người có công thuộc diện hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo;
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra danh sách, đối chiếu với hồ sơ người có công, ra Quyết định giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 03-ƯĐGD) đối với các trường hợp đủ điều kiện; chuyển Quyết định và 01 danh sách đã được phê duyệt về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thứ hai, về trình tự, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi
- Người có công với cách mạng hoặc con của người có công quy định tại Điều 1 Thông tư này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi giải quyết chế độ ưu đãi giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học theo định kỳ chi trả trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo.
Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự ý bỏ học thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chế độ ưu đãi.
Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi học sinh, sinh viên theo học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.
Trường hợp học sinh, sinh viên không được thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo quy định tại Điểm c, Khoản 4 Điều 2 của Thông tư này thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi học sinh, sinh viên đang học;
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo trực tiếp hoặc qua tài khoản cá nhân theo yêu cầu của học sinh, sinh viên quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Cơ quan nào thực hiện việc chi trả trợ cấp cho con thương binh thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục và thời gian chi trả trợ cấp sẽ được thực hiện thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH quy định về phương thức chi trả như sau:
(1) Cơ quan thực hiện chi trả
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, tổ chức chi trả trợ cấp cho học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi.
(2) Thời gian chi trả
- Trợ cấp ưu đãi hàng năm: chi trả vào đầu năm học hoặc đầu khóa học
Chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với học sinh
Chi trả vào tháng 11, tháng 12 đối với sinh viên
Trường hợp học sinh, sinh viên chưa nhận trợ cấp ưu đãi hằng năm thì được truy lĩnh;
- Trợ cấp ưu đãi hàng tháng: chi trả 02 lần trong năm
Lần 1 chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với học sinh hoặc tháng 11, tháng 12 đối với sinh viên
Lần 2 chi trả vào tháng 3, tháng 4
Trường hợp học sinh, sinh viên chưa nhận trợ cấp ưu đãi hằng tháng thì được truy lĩnh.
(3) Khung thời gian hoặc chương trình học
Khung thời gian học hoặc chương trình học theo quy định tại quy chế đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông.
Theo đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, tổ chức chi trả trợ cấp cho học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi. Thời gian chi trả ưu đãi hàng năm: chi trả vào đầu năm học hoặc đầu khóa học. Trợ cấp ưu đãi hàng tháng: chi trả 02 lần trong năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.