Hồ sơ đề nghị thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ đề nghị thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung gì?
- Đơn vị nào có trách nhiệm thẩm định kế hoạch thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan?
- Vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ nhưng đơn vị có nhu cầu sử dụng để trưng bày thì phải báo cáo cho cơ quan nào?
Hồ sơ đề nghị thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
Thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Việc xử lý điều chuyển, thu hồi, thanh lý các vũ khí, công cụ hỗ trợ phải tuân theo quy định hiện hành về quản lý tài sản của nhà nước và Tổng cục Hải quan.
Hồ sơ đề nghị thanh lý, xử lý tài sản gửi về Tổng cục Hải quan quyết định phải bao gồm: danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị xử lý, biên bản kiểm tra định kỳ vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn. Trường hợp thanh lý tài sản, sau khi có quyết định thanh lý tài sản, đơn vị thực hiện giao nộp vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan công an xử lý, tiêu hủy theo quy định.
2. Trường hợp vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ (hư hỏng, không đảm bảo tính năng, tác dụng...) nhưng đơn vị có nhu cầu sử dụng để trưng bày:
a) Đơn vị báo cáo Tổng cục Hải quan phê duyệt chủ trương làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nguồn gốc, xuất xứ của từng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan bao gồm:
(1) Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị xử lý,
(2) Biên bản kiểm tra định kỳ vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn.
Hồ sơ đề nghị thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm thẩm định kế hoạch thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
...
2. Trách nhiệm của Cục Điều tra chống buôn lậu:
a) Phối hợp với Cục Tài vụ - Quản trị thẩm định kế hoạch trang bị, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ của các đơn vị theo quy định tại Quy chế này.
b) Tổ chức hướng dẫn các đơn vị Hải quan về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong công tác nghiệp vụ; Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của các đơn vị trong công tác nghiệp vụ.
c) Tham gia các kế hoạch kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo yêu cầu của Tổng cục.
d) Xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan.
e) Rà soát, kiện toàn quy định về quản lý, sử dụng động vật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm phối hợp với Cục Tài vụ - Quản trị thẩm định kế hoạch thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan.
Vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ nhưng đơn vị có nhu cầu sử dụng để trưng bày thì phải báo cáo cho cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
Thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ
....
2. Trường hợp vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ (hư hỏng, không đảm bảo tính năng, tác dụng...) nhưng đơn vị có nhu cầu sử dụng để trưng bày:
a) Đơn vị báo cáo Tổng cục Hải quan phê duyệt chủ trương làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nguồn gốc, xuất xứ của từng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.
b) Sau khi được Tổng cục Hải quan phê duyệt, đơn vị lập hồ sơ và nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) theo quy định tại Điều 5 Nghị định 79/2018/NĐ-CP. Người được cử đến liên hệ phải có giấy giới thiệu của cơ quan và một trong các giấy tờ sau: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
3. Các thay đổi khi xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ thu hồi, điều chuyển, thanh lý phải được ghi cụ thể vào sổ lý lịch vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Như vậy, trường hợp vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ nhưng đơn vị có nhu cầu sử dụng để trưng bày thì đơn vị báo cáo Tổng cục Hải quan phê duyệt chủ trương làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.