Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì?
- Việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì?
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm gì trong việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước?
Việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 15 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định nguyên tắc thẩm định như sau:
Nguyên tắc thẩm định
1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được thẩm định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
2. Việc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính khách quan, khoa học; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
Như vậy, việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được thẩm định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
(2) Việc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính khách quan, khoa học; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan;
Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023.
Việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm định của đơn vị chủ trì soạn thảo;
b) Dự thảo Tờ trình Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành văn bản;
c) Dự thảo văn bản;
d) Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân có liên quan vào dự thảo văn bản (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân);
đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ thẩm định gửi Vụ Pháp chế là 01 bộ bằng bản giấy, đồng thời gửi bằng bản điện tử tới địa chỉ: vpc@sav.gov.vn.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm:
(1) Công văn đề nghị thẩm định của đơn vị chủ trì soạn thảo;
(2) Dự thảo Tờ trình Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành văn bản;
(3) Dự thảo văn bản;
(4) Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân có liên quan vào dự thảo văn bản (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân);
(5) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Vụ Pháp chế có trách nhiệm gì trong việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định trách nhiệm thẩm định văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Trách nhiệm thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế:
a) Tổ chức thẩm định đảm bảo thời hạn, chất lượng.
b) Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổ chức làm việc với đơn vị chủ trì soạn thảo để làm rõ một số vấn đề, có thể mời các đơn vị có liên quan tham dự. Cuộc họp do lãnh đạo Kiểm toán nhà nước hoặc lãnh đạo Vụ Pháp chế chủ trì.
c) Đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ việc thẩm định.
2. Đối với văn bản có nội dung phức tạp hoặc còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo (trừ văn bản ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 26 của Quy chế này), Vụ Pháp chế trình Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 48 Nghị định 34/2016/NĐ-CP. Thành phần Hội đồng tối thiểu là 09 người, gồm: Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo Vụ Pháp chế; Thư ký Hội đồng là công chức của Vụ Pháp chế; đại diện đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, các công chức Vụ Pháp chế.
...
Như vậy, trong việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật thì Vụ Pháp chế có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tổ chức thẩm định đảm bảo thời hạn, chất lượng.
(2) Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổ chức làm việc với đơn vị chủ trì soạn thảo để làm rõ một số vấn đề, có thể mời các đơn vị có liên quan tham dự. Cuộc họp do lãnh đạo Kiểm toán nhà nước hoặc lãnh đạo Vụ Pháp chế chủ trì.
(3) Đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ việc thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.