Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương cần những loại giấy tờ gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương cần những loại giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT thì hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương cần những loại giấy tờ sau:
(1) Văn bản đề nghị phê duyệt tài liệu.
(2) Tài liệu được Hội đồng xếp loại "Đạt".
(3) Biên bản của Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
(4) Thuyết minh về tài liệu đề nghị thẩm định, bao gồm: tên tài liệu; tên tác giả, chủ biên, tổng chủ biên (nếu tài liệu có chủ biên, tổng chủ biên); mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung; quá trình và kết quả thực nghiệm; các thông tin liên quan khác (nếu có).
Lưu ý: Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương sẽ được gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương cần những loại giấy tờ gì theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Tài liệu giáo dục địa phương được Hội đồng thẩm định xếp loại Đạt khi đáp ứng được những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định về quy trình tổ chức thẩm định tài liệu như sau:
Quy trình tổ chức thẩm định tài liệu
1. Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng, tài liệu được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng; thành viên Hội đồng đọc, nghiên cứu và viết phiếu nhận xét, đánh giá tài liệu theo từng tiêu chí quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
2. Thành viên hội đồng đánh giá và xếp loại tài liệu
a) Đánh giá tài liệu theo từng tiêu chí được quy định tại Điều 3 Thông tư này và xếp loại tài liệu theo một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt".
b) Đánh giá chung và xếp loại tài liệu theo một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt":
- Tài liệu dược xếp loại "Đạt" nếu tất cả các tiêu chí được quy định tại Điều 3 Thông tư này được xếp loại "Đạt";
- Tài liệu được xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu tất cả các tiêu chí quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư này được xếp loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa", trong đó bắt buộc tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này phải được xếp loại "Đạt";
- Tài liệu được xếp loại "Không đạt" trong các trường hợp còn lại.
3. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá tài liệu theo từng tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này.
a) Tài liệu được Hội đồng xếp loại "Đạt" nếu được ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt".
b) Tài liệu được Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu được ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt" và loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" hoặc ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa".
c) Hội đồng xếp loại "Không đạt" trong các trường hợp còn lại.
4. Hội đồng báo cáo kết quả thẩm định tài liệu cho đơn vị tổ chức thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định:
a) Tổ chức chỉnh sửa, bổ sung đối với tài liệu được Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" và thẩm định lại theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
b) Tổ chức biên soạn lại đối với tài liệu được Hội đồng xếp loại "Không đạt" và thẩm định lại như thẩm định lần đầu.
c) Gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, phê duyệt đối với tài liệu được Hội đồng xếp loại "Đạt".
Theo quy định trên thì tài liệu giáo dục địa phương được Hội đồng thẩm định xếp loại "Đạt" khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tại Điều 3 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT.
Cũng theo quy định này, tài tài liệu giáo dục địa phương phải được ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt".
Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương được giải quyết theo trình tự như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT thì trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu được thực hiện như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(2) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thành lập hội đồng tư vấn phê duyệt tài liệu giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra tỉnh đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ về nội dung và quá trình biên soạn, thẩm định theo quy định của Thông tư này.
(3) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu theo quy định.
(4) Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này thì hồ sơ được gửi trả lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.