Hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng phải lập theo nguyên tắc nào? Thời hạn hiệu lực văn bản chấp thuận này là bao lâu?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng phải lập theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-NHNN, có quy định về nguyên tắc lập và gửi hồ sơ như sau:
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được lập theo nguyên tắc sau:
a) Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt;
b) Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật;
c) Các bản sao hồ sơ, tài liệu của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm phải là bản sao từ sổ gốc hoặc là bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật;
d) Các văn bản do nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm tự lập phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.
2. Văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự:
a) Đối với tổ chức tín dụng: Văn bản do người đại diện theo pháp luật ký. Trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác ký, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức tín dụng khuyết người đại diện theo pháp luật, văn bản đề nghị của tổ chức tín dụng là văn bản của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên ký. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác, thành viên Hội đồng thành viên khác ký thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật và hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Văn bản do Tổng giám đốc (Giám đốc) ký. Trường hợp Tổng giám đốc (Giám đốc) ủy quyền cho người khác ký, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài khuyết Tổng giám đốc (Giám đốc), đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký văn bản đề nghị.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng phải lập theo nguyên tắc sau:
- Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt;
- Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật;
- Các bản sao hồ sơ, tài liệu của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm phải là bản sao từ sổ gốc hoặc là bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật;
- Các văn bản do nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm tự lập phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Thời hạn hiệu lực văn bản chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 22/2018/TT-NHNN, thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự như sau:
Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự
Văn bản của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký. Quá thời hạn này, việc bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hoàn thành thì văn bản của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn hiệu lực văn bản chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng là 06 tháng kể từ ngày ký.
Quá thời hạn này, việc bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng không được hoàn thành thì văn bản của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng đương nhiên hết hiệu lực.
Ai có thẩm quyền chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-NHNN, có quy định về thẩm quyền chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Thẩm quyền chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở trên địa bàn, thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Như vậy, theo quy định trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.