Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ bao lâu thì được cấp giấy phép?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ gồm những giấy tờ gì?
Theo tiết c tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 546/QĐ-BKHCN năm 2022 như sau:
Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng nguồn phóng xạ
...
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Mẫu kèm theo).
+ Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.
+ Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn (Mẫu kèm theo).
+ Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp người phụ trách an toàn chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 142/2020/NĐ-CP cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.
+ Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về vật lý y khoa đối với nhân viên vật lý y khoa của cơ sở y học hạt nhân.
+ Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở (Mẫu kèm theo).
+ Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định tên đồng vị và hoạt độ của nguồn phóng xạ.
+ Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị PET/CT, SPECT/CT đối với trường hợp nguồn phóng xạ hở kèm theo thiết bị.
+ Báo cáo đánh giá an toàn (Mẫu kèm theo).
+ Bản sao Biên bản kiểm xạ.
+ Kế hoạch ứng phó sự cố (mẫu kèm theo).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01-PL IV ban hành kèm theo Nghị định số 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.
- Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01-PL III ban hành kèm theo Nghị định số 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp người phụ trách an toàn chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 142/2020/NĐ-CP cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
- Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.
- Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về vật lý y khoa đối với nhân viên vật lý y khoa của cơ sở y học hạt nhân.
- Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở theo Mẫu số 03-PL III ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định tên đồng vị và hoạt độ của nguồn phóng xạ.
- Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị PET/CT, SPECT/CT đối với trường hợp nguồn phóng xạ hở kèm theo thiết bị.
- Báo cáo đánh giá an toàn theo Mẫu số 01-PL V ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
- Bản sao Biên bản kiểm xạ.
- Kế hoạch ứng phó sự cố theo Mẫu PL II ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
Thủ tục cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ đến cơ quan nào?
Theo tiết e tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 546/QĐ-BKHCN năm 2022 như sau:
Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng nguồn phóng xạ
...
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.[4]
...
Theo đó, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân là cơ quan thực hiện thủ tục cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ.
Thời hạn cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ là bao lâu?
Theo tiết d tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 546/QĐ-BKHCN năm 2022 như sau:
Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng nguồn phóng xạ
...
d. Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí cấp phép theo quy định (nếu có).
...
Theo đó, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí cấp phép theo quy định (nếu có), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân sec cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ cho tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ đáp ứng đâu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.