Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Cho tôi hỏi thời hạn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là bao nhiêu ngày? Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu gì? Câu hỏi của anh Hùng từ Đồng Nai

Ngày tiếp nhận đề xuất đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp là ngày nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định về cách thức nộp hồ sơ như sau:

Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ
...
2. Cách thức nộp hồ sơ và ngày tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 8 Thông tư này.
...

Dẫn chiếu khoản 4, khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định như sau:

Đề xuất nhiệm vụ
...
4. Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc trực tuyến trên môi trường điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (địa chỉ nhận hồ sơ: số 08 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
5. Ngày tiếp nhận đề xuất nhiệm vụ: là ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu lên phong bì hồ sơ (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc ngày đóng dấu “đến” của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (trường hợp nộp trực tiếp) hoặc ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường điện tử.

Theo đó, hồ sơ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thông qua những phương thức sau:

(1) Gửi trực tiếp

(2) Gửi trực tuyến trên môi trường điện tử

(3) Gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (địa chỉ nhận hồ sơ: số 08 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).

Ngày tiếp nhận đề xuất đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp là:

- Ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu lên phong bì hồ sơ (trường hợp gửi qua bưu điện);

- Hoặc ngày đóng dấu “đến” của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (trường hợp nộp trực tiếp);

- Hoặc ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường điện tử.

Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ trong thời hạn bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Căn cứ khoản 3 Điều 32 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định như sau:

Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ
..
3. Thời hạn nộp hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN.

Dẫn chiếu Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BKHCN quy định như sau:

Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ cấp quốc gia
...
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Đơn vị quản lý nhiệm vụ phải thông báo cho tổ chức chủ trì tính hợp lệ của hồ sơ theo Mẫu 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì Tổ chức chủ trì phải bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của đơn vị quản lý nhiệm vụ.

Như vậy, thời hạn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Đơn vị quản lý nhiệm vụ phải thông báo cho tổ chức chủ trì tính hợp lệ của hồ sơ theo Mẫu 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BKHCN tải về.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì Tổ chức chủ trì phải bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của đơn vị quản lý nhiệm vụ.

Việc tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ Điều 30 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định về việc tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia như sau:

Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước trước khi nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp quốc gia cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Theo Điều 12 Thông tư 11/2014/TT-BKHCN thì việc tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được thực hiện dựa trên 02 nội dung sau:

- Đánh giá về báo cáo tổng hợp: Đánh giá tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và lô-gíc của báo cáo tổng hợp (phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng …) và tài liệu cần thiết kèm theo (các tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, sản phẩm trung gian, tài liệu được trích dẫn);

- Đánh giá về sản phẩm của nhiệm vụ so với đặt hàng, bao gồm: Số lượng, khối lượng sản phẩm; chất lượng sản phẩm; chủng loại sản phẩm; tính năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm.

Đơn vị thực đánh giá cần đảm bảo các nội dung đánh giá kết đạt được các yêu cầu sau:

(1) Yêu cầu cần đạt đối với báo cáo tổng hợp:

- Tổng quan được các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nhiệm vụ;

- Số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật;

- Nội dung báo cáo là toàn bộ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ được trình bày theo kết cấu hệ thống và lô-gíc khoa học, với các luận cứ khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể giải đáp những vấn đề nghiên cứu đặt ra, phản ánh trung thực kết quả nhiệm vụ phù hợp với thông lệ chung trong hoạt động nghiên cứu khoa học;

- Kết cấu nội dung, văn phong khoa học phù hợp.

(2) Yêu cầu đối với sản phẩm của nhiệm vụ cấp quốc gia.

Ngoài các yêu cầu ghi trong hợp đồng, thuyết minh nhiệm vụ, sản phẩm của nhiệm vụ cấp quốc gia cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đối với sản phẩm là: mẫu; vật liệu; thiết bị, máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi và các sản phẩm có thể đo kiểm cần được kiểm định/khảo nghiệm/kiểm nghiệm tại cơ quan chuyên môn có chức năng phù hợp, độc lập với tổ chức chủ trì nhiệm vụ;

- Đối với sản phẩm là: nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); đề án, qui hoạch; luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm tương tự khác cần được thẩm định bởi hội đồng khoa học chuyên ngành hoặc tổ chuyên gia do tổ chức chủ trì nhiệm vụ thành lập;

- Đối với sản phẩm là: kết quả tham gia đào tạo sau đại học, giải pháp hữu ích, sáng chế, công bố, xuất bản và các sản phẩm tương tự khác cần có văn bản xác nhận của cơ quan chức năng phù hợp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

804 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào