Hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn gồm những gì? Thủ tục chi hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp này thực hiện như thế nào?
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng chi hỗ trợ nhân đạo với các mức chi như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới như sau:
Nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng cho các mục đích sau:
a) Chi hỗ trợ nhân đạo với các mức cụ thể như sau:
Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Nghị định này (trừ hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc của người bị thiệt hại): 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong; 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với các trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện tạm ứng bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định này, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà doanh nghiệp Bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc khoản tiền tạm ứng bồi thường vượt mức bồi thường bảo hiểm theo quy định trong trường hợp tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.
...
Theo đó, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng chi hỗ trợ nhân đạo với các mức cụ thể như sau:
Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định, trừ hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc của người bị thiệt hại là:
- 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong;
- 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với các trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới chi hỗ trợ nhân đạo (Hình từ Internet)
Hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về quy trình, thủ tục và hồ sơ chi trả hỗ trợ nhân đạo như sau:
Quy trình, thủ tục và hồ sơ chi trả hỗ trợ nhân đạo
1. Việc chi trả hỗ trợ nhân đạo phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng quy định.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo từ Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định này.
Tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định về quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường như sau:
Quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường
1. Quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo:
...
b) Hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo:
Người bị thiệt hại có trách nhiệm thu thập 1 bộ hồ sơ đề nghị chi hỗ trợ nhân đạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo gồm các tài liệu sau:
b.1) Trường hợp không xác định được xe gây tai nạn:
- Bản gốc đơn đề nghị chi hỗ trợ nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
- Bản sao Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn (trường hợp tử vong).
- Hồ sơ bệnh án đối với trường hợp tổn thương bộ phận.
- Bản sao công chứng thông báo giải quyết tai nạn giao thông, trong đó nêu rõ vụ tai nạn giao thông không xác định được xe gây tai nạn.
...
Theo đó, người bị thiệt hại có trách nhiệm thu thập 1 bộ hồ sơ đề nghị chi hỗ trợ nhân đạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn gồm các tài liệu sau:
- Bản gốc đơn đề nghị chi hỗ trợ nhân đạo theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 04/2021/TT-BTC;
- Bản sao Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn (trường hợp tử vong).
- Hồ sơ bệnh án đối với trường hợp tổn thương bộ phận.
- Bản sao công chứng thông báo giải quyết tai nạn giao thông, trong đó nêu rõ vụ tai nạn giao thông không xác định được xe gây tai nạn.
Thủ tục chi hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn thực hiện như thế nào?
Tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định về quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường như sau:
Quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường
1. Quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo:
a) Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ nhân đạo:
- Người bị thiệt hại hoặc người thừa kế (trường hợp người bị thiệt hại tử vong) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi) (sau đây gọi tắt là người bị thiệt hại) liên hệ với Quỹ bảo hiểm xe cơ giới để được hướng dẫn lập hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo.
- Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đề nghị của người bị thiệt hại, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
- Trong vòng 2 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm thanh toán cho người bị thiệt hại. Trường hợp từ chối chi hỗ trợ nhân đạo, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có văn bản giải thích rõ lý do.
...
Như vậy, quy trình, thủ tục chi hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.