Hồ sơ, cách thức đăng ký nhập khẩu xuất bản tác phẩm để kinh doanh được quy định như thế nào? Pháp luật quy định về việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Viêt Nam như thế nào?
- Pháp luật quy định về đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh như thế nào?
- Hồ sơ, cách thức đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được quy định như thế nào?
- Pháp luật quy định trường hợp nào nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép?
- Pháp luật quy định về việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Viêt Nam như thế nào?
Pháp luật quy định về đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 39 Luật Xuất bản 2012 quy định về đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh như sau:
- Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải do cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện.
- Trước khi nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải lập hồ sơ đăng ký nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Bộ Thông tin và Truyền thông để xác nhận đăng ký bổ sung.
- Văn bản xác nhận đăng ký của Bộ Thông tin và Truyền thông là căn cứ pháp lý để cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan và có giá trị cho đến khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
- Trường hợp phát hiện nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm hoặc yêu cầu thẩm định nội dung xuất bản phẩm đó trước khi xác nhận đăng ký nhập khẩu.
Hồ sơ, cách thức đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Hồ sơ, cách thức đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định về hồ sơ, cách thức đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh quy định tại Điều 39 Luật Xuất bản 2012 như sau:
- Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh gồm:
+ Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm;
+ Ba (03) bản danh mục xuất bản phẩm đăng ký nhập khẩu.
- Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tuyến theo hướng dẫn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Cục Xuất bản, In và Phát hành.
- Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Cục Xuất bản, In và Phát hành để xác nhận đăng ký bổ sung.
Pháp luật quy định trường hợp nào nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép?
Căn cứ tại Điều 42 Luật Xuất bản 2012 quy định về các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà chỉ làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan trong trường hợp nhập khẩu các loại xuất bản phẩm sau đây:
+ Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;
+ Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
+ Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân;
+ Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
- Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Xuất bản phẩm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này sau khi sử dụng phải tái xuất; trường hợp chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
- Xuất bản phẩm quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này nếu có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Xuất bản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được kinh doanh dưới mọi hình thức.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm do mình nhập khẩu.
- Xuất bản phẩm có nội dung vi phạm khoản 1 Điều 10 của Luật này không được đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức.
Pháp luật quy định về việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Viêt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Xuất bản 2012 quy định về việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Viêt Nam như sau:
- Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản Việt Nam thực hiện.
- Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.