Hộ gia đình có thu nhập bao nhiêu thì được xem là hộ cận nghèo trong khu vực thành thị theo quy định pháp luật?
Hộ gia đình có thu nhập bao nhiêu thì được xem là hộ cận nghèo trong khu vực thành thị?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
...
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó, đối với khu vực thành thị thì hộ cận nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ gia đình có thu nhập bao nhiêu thì được xem là hộ cận nghèo trong khu vực thành thị theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet).
Hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia có được nhà nước đóng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 bao gồm:
(1) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo.
Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 chưa đủ 05 năm, thời gian còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 01 năm.
(2) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
Đối với các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Quyết định 797/QĐ-TTg năm 2012.
Theo đó, từ ngày 01/01/2013 thì người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong các trường hợp trên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Người thuộc diện hộ cận nghèo mà chưa có chồng, vợ có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không?
Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
...
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
...
Như vậy, theo quy định trên, đối với người thuộc diện hộ cận nghèo mà chưa có chồng, vợ thì thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.