Hộ gia đình có thể tái định cư tại chỗ trong trường hợp nhà ở bị giải tỏa để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại hay không?
- Hộ gia đình có thể tái định cư tại chỗ trong trường hợp nhà ở bị giải tỏa để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại hay không?
- Việc bàn giao nhà ở thương mại cho hộ gia đình tái định cư tại chỗ thì chủ đầu từ cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Nhà ở thương mại dành cho hộ gia đình tái định cư tại chỗ có được phép nhỏ hơn diện tích nhà cũ hay không?
Hộ gia đình có thể tái định cư tại chỗ trong trường hợp nhà ở bị giải tỏa để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Luật Nhà ở 2014 quy định về nguyên tắc phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư như sau:
Nguyên tắc phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
1. Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở để xây dựng công trình khác tại khu vực nội đô thuộc đô thị loại đặc biệt, tại đô thị loại 1 và loại 2 thì Nhà nước chuẩn bị quỹ nhà ở thông qua việc sử dụng nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội được xây dựng theo dự án để bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất và giải tỏa nhà ở, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này.
2. Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở để xây dựng công trình khác tại khu vực không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này mà có nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội được xây dựng theo dự án thì Nhà nước sử dụng nhà ở này để bố trí tái định cư; nếu không có nhà ở thương mại, nhà ở xã hội thì Nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư trước khi thu hồi đất và giải tỏa nhà ở, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này.
3. Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà người có nhà ở bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì chủ đầu tư dự án phải ưu tiên bố trí nhà ở thương mại ngay trong dự án đó để phục vụ tái định cư.
...
Từ quy định vừa nêu trên thì trong trường hợp hộ gia đình bị giải tỏa nhà để để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì chủ đầu tư dự án phải ưu tiên bố trí nhà ở thương mại ngay trong dự án đó để phục vụ tái định cư.
Hộ gia đình có thể tái định cư tại chỗ trong trường hợp nhà ở bị giải tỏa để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại hay không? (Hình từ Internet)
Việc bàn giao nhà ở thương mại cho hộ gia đình tái định cư tại chỗ thì chủ đầu từ cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 31 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư như sau:
Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư
...
5. Trường hợp bố trí nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 35 của Luật Nhà ở thì căn cứ vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt, hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án. Việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại; việc bàn giao nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, khi có đủ điều kiện bàn giao nhà ở theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định này, quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và phải được lập thành biên bản kèm theo các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán.
...
Dẫn chiếu khoản 4 Điều 16 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về biệc bàn giao công trình như sau:
Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng dự án nhà ở
...
4. Bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành theo nội dung của dự án đã được phê duyệt hoặc tự thực hiện quản lý theo văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Việc bàn giao nhà ở cho người sử dụng chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở nêu trong nội dung dự án được phê duyệt vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
...
Như vậy, chủ đầu tư chỉ được phép bàn giao nhà ở thương mại cho hộ gia đình thực hiện tái định cư tại chỗ khi đã hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở nêu trong nội dung dự án được phê duyệt vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Nhà ở thương mại dành cho hộ gia đình tái định cư tại chỗ có được phép nhỏ hơn diện tích nhà cũ hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 116 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc bố trí nhà ở tái định cư như sau:
Bố trí nhà ở tái định cư
1. Việc bố trí tái định cư cho các chủ sở hữu có nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư theo quy định tại Điều 36 của Luật này;
b) Trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì được bố trí nhà ở mới có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn diện tích nhà ở cũ.
Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mà có chênh lệch về giá trị giữa nhà ở cũ và nhà ở mới thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt; nếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;
c) Việc bố trí tái định cư bằng nhà ở được thực hiện thông qua hợp đồng cho thuê, cho thuê mua, mua bán nhà ở ký giữa người được bố trí tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư nếu do Nhà nước đầu tư; ký với chủ đầu tư dự án nếu do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng;
d) Ngoài việc được bố trí tái định cư theo quy định tại khoản này, người được bố trí tái định cư còn được xem xét hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Theo đó, đối với hộ gia đình tái định cư tại chỗ thì chủ đầu tư phải đảm bảo nhà ở thương mại có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn diện tích nhà ở cũ.
Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mà có chênh lệch về giá trị giữa nhà ở cũ và nhà ở mới thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt; nếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.