Hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên là gì? Thời hạn rà soát phương án ứng phó thiên tai là khi nào?
Hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên là gì?
Hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2019/TT-BCT như sau:
Hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn từ hai xã, hai huyện, hai tỉnh trở lên là hồ chứa thủy điện có đường biên cắm mốc xác định hành lang bảo vệ hồ chứa nằm trên địa bàn từ hai xã thuộc một huyện, hai huyện thuộc một tỉnh, hai xã hoặc hai huyện thuộc hai tỉnh trở lên.
2. Đập thủy điện được xây dựng trên địa bàn hai xã, hai huyện, hai tỉnh trở lên là đập thủy điện có phạm vi bảo vệ đập nằm trên địa bàn hai xã thuộc một huyện, hai huyện thuộc một tỉnh, hai xã hoặc hai huyện thuộc hai tỉnh trở lên.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên là hồ chứa thủy điện có đường biên cắm mốc xác định hành lang bảo vệ hồ chứa nằm trên địa bàn từ hai xã hoặc hai huyện thuộc hai tỉnh trở lên.
Hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên là gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn rà soát phương án ứng phó thiên tai trong giai đoạn khai thác hồ chứa thủy điện là khi nào?
Thời hạn rà soát phương án ứng phó thiên tai trong giai đoạn khai thác hồ chứa thủy điện là khi nào, thì theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2019/TT-BCT như sau:
Thời hạn hoàn thiện việc rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trong giai đoạn khai thác
Hàng năm, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trước ngày 15 tháng 4 đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; trước ngày 15 tháng 8 hàng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Nam Trung Bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì hàng năm, chủ sở hữu hồ chứa thủy điện có trách nhiệm rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trước ngày 15 tháng 4 đối với hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ;
Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm đối với hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Nam Trung Bộ.
Ai có trách nhiệm lập phương án bảo vệ hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên?
Ai có trách nhiệm lập phương án bảo vệ hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2019/TT-BCT như sau:
Bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện
1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 23 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP hoặc tự phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Mẫu phương án quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
2. Trong giai đoạn khai thác, nếu có sự thay đổi về bố trí công trình và vị trí bố trí lực lượng bảo vệ thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm điều chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 23 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP hoặc tự phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.
3. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tiếp nhận, thẩm định hồ sơ phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương.
Như vậy, chủ sở hữu hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập phương án bảo vệ hồ chứa thủy điện trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Bảo vệ đập, hồ chứa nước
...
5. Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước do bộ quản lý;
b) Bộ Công Thương phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a, điểm b khoản này và khoản 6 Điều này.
6. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước nhỏ quyết định phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước.
7. Việc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.