Hình thức sử dụng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất thuộc sở hữu chung được ghi như thế nào?
Di sản thừa kế chưa chia thì có thể xem phần di sản đó là tài sản sở hữu chung hay không?
Căn cứ Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung và các loại sở hữu chung như sau:
Sở hữu chung và các loại sở hữu chung
1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất
Bên cạnh đó, tại Điều 210 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung hợp nhất như sau:
Sở hữu chung hợp nhất
1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Như vậy, đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất chưa được chia chính là thuộc sở hữu chung hợp nhất của những người đồng thừa kế.
Hình thức sử dụng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất thuộc sở hữu chung được ghi như thế nào? (Hình từ Internet)
Cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất thuộc sở hữu chung của nhiều người ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
...
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận
...
4. Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó. Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi "Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:... (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)".
...
Theo đó, đối với trường hợp nhiều người có chung quyền sở hữu đất thì cơ quan nhà nước sẽ cấp cho mỗi người đồng sở hữu một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trao cho người đại diện.
Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định, dòng tiếp theo ghi "Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:... (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)"
Hình thức sử dụng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất thuộc sở hữu chung được ghi như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận như sau:
Thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận
...
5. Hình thức sử dụng được ghi như sau:
a) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,...) thì ghi "Sử dụng riêng" vào mục hình thức sử dụng;
b) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi "Sử dụng chung" vào mục hình thức sử dụng;
c) Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi "Sử dụng riêng" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi "Sử dụng chung" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo. Ví dụ: "Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2".
...
Từ quy định trên thì đối với thửa đất thuộc sở hữu chung của nhiều người thì phần hình thức sử dụng thể hiện trên giấy chứng nhận sẽ được ghi là sở hữu chung.
Như vậy, trường hợp một người tự ý lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện giao dịch mà không cần sự đồng ý của những người đồng sở hữu khác là không thể thực hiện được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.