Hình thức kỷ luật nặng nhất đối với quân nhân chuyên nghiệp chống mệnh lệnh trong quân đội là gì?
Hình thức kỷ luật nặng nhất đối với quân nhân chuyên nghiệp chống mệnh lệnh trong quân đội là gì?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về việc chống mệnh lệnh trong quân đội như sau:
Chống mệnh lệnh
1. Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao thì bị kỷ luật cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
a) Là chỉ huy;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong sẵn sàng chiến đấu;
d) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao thì bị kỷ luật cảnh cáo.
Tuy nhiên đối với trường hợp vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
- Là chỉ huy;
- Lôi kéo người khác tham gia;
- Trong sẵn sàng chiến đấu;
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, hình thức kỷ luật nặng nhất đối với hành vi chống mệnh lệnh trong quân đội là tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc. Trong đó, tước danh hiệu quân nhân là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với quân nhân chống mệnh lệnh.
Ngoài ra, tại Điều 16 Thông tư 143/2023/TT-BQP cũng quy định về việc chấp hành không nghiêm mệnh lệnh như sau:
Chấp hành không nghiêm mệnh lệnh
1. Khi được người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền ra lệnh hoặc giao nhiệm vụ nhưng chấp hành không đầy đủ, lơ là, tùy tiện, chậm trễ gây trở ngại cho việc chỉ huy, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm
a) Là chỉ huy;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong sẵn sàng chiến đấu;
d) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
>>> Xem thêm: Mẫu bản kiểm điểm cuối năm dành cho Đảng viên là quân đội, công an theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023:
Tải về Mẫu bản kiểm điểm (không giữ chức lãnh đạo quản lý)
Tải về Mẫu bản kiểm điểm (giữ chức lãnh đạo quản lý)
Hình thức kỷ luật nặng nhất đối với quân nhân chuyên nghiệp chống mệnh lệnh trong quân đội là gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Có mấy hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Hạ bậc lương;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước danh hiệu quân nhân.
2. Hình thức kỷ luật đối với công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
3. Việc hạ bậc lương, mỗi lần chỉ được hạ một bậc; trường hợp vi phạm nghiêm trọng kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước thì hạ nhiều bậc lương.
4. Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân đối với quân nhân chuyên nghiệp, buộc thôi việc công nhân và viên chức quốc phòng là nữ khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp; quy định việc giáng cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp trong trường hợp quân nhân chuyên nghiệp bị kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương.
Như vậy, có 07 hình thức kỷ luật được áp dụng đối với quân nhân bao gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Hạ bậc lương;
- Giáng cấp bậc quân hàm;
- Tước danh hiệu quân nhân.
Lưu ý: không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân đối với quân nhân chuyên nghiệp, buộc thôi việc công nhân và viên chức quốc phòng là nữ khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau:
- Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:
+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;
+ Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;
+ Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;
+ Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.
- Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:
+ Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
+ Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương của từng loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.