Hiệu trưởng mang sổ đỏ nhà trường đi cầm cố được không? Hình thức xử phạt với người nhận cầm cố tài sản không thuộc sở hữu người cầm cố như thế nào?

Hiệu trưởng mang sổ đỏ nhà trường đi cầm được không? Tôi là hiệu trưởng của một trường công lập, do việc làm ăn của gia đình bị thua lỗ, tôi muốn mượn sổ đỏ của trường đi cầm cố để lấy tiền và sẽ trả ngay cho nhà trường. Cho tôi hỏi tôi có thể mang cầm cố sổ đỏ trường học không?

Hiệu trưởng mang sổ đỏ nhà trường đi cầm cố được không?

Căn cứ Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:

"Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ."

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản nhu sau:

"Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."

Theo đó, cầm cố tài sản việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản phải là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, sổ đỏ không phải tài sản mà chỉ là chứng thư pháp lý mà hiệu trưởng cũng không phải chủ sở hữu của quyền sử dụng đất nhà trường. Cho nên, anh/chị không thể cầm cố trong trường hợp này.

Quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất (Hình từ Internet)

Hiệu trưởng mang sổ đỏ nhà trường đi cầm cố thì giao dịch đó có hiệu lực hay không?

Theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Theo đó, cầm cố tài sản chỉ thực hiện được khi tài sản thuộc sở hữu của người cầm cố. Tuy nhiên, hiệu trưởng không có quyền sở hữu đối với sổ đỏ của nhà trường nên không thỏa mãn về điều kiện cầm cố tài sản.

Do đó, việc hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố thì giao dịch giữa hiệu trưởng và bên nhận cầm cố được xem là giao dịch dân sự vô hiệu vì vi phạm điều cấm của luật.

Hình thức xử phạt với người nhận cầm cố tài sản không thuộc sở hữu người cầm cố như thế nào?

Căn cứ điểm l khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

"Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;..."

Theo đó, trường hợp người nhận cầm cố tài sản không thuộc tài sản của người cầm cố nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu tài sản sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,923 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào