Hiệu trưởng có được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam? Người đang là đoàn viên chuyển sang đảm nhiệm vị trí này có được tiếp tục sinh hoạt công đoàn?

Hiệu trưởng có được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam không? Người đang là đoàn viên khi chuyển sang đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng có được tiếp tục tham gia sinh hoạt công đoàn không? Quyền của Đoàn viên khi gia nhập vào Công đoàn Việt Nam là gì?

Hiệu trưởng có được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam không?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:

Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
...
3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hiệu trưởng thuộc đối tượng không được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam.

Hiệu trưởng có được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam? Người đang là đoàn viên chuyển sang đảm nhiệm vị trí này có được tiếp tục sinh hoạt công đoàn?

Hiệu trưởng có được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam? Người đang là đoàn viên chuyển sang đảm nhiệm vị trí này có được tiếp tục sinh hoạt công đoàn? (Hình từ Internet)

Người đang là đoàn viên khi chuyển sang đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng có được tiếp tục tham gia sinh hoạt công đoàn không?

Căn cứ vào tiểu mục 3.3 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:

Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
...
3.3. Người đang là đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn, khi chuyển sang đảm nhiệm vị trí thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam tại điểm b, điểm c mục 3.2 Hướng dẫn này, thì đương nhiên thôi là đoàn viên, thôi là cán bộ công đoàn. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn, do ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét công nhận là đoàn viên danh dự. Người là đoàn viên danh dự có quyền và nhiệm vụ như đoàn viên công đoàn trừ quyền biểu quyết các công việc của tổ chức công đoàn, quyền ứng cử, đề cử, bầu cử đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn cấp trên và các cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn.
...

Như vậy, trường hợp người đang là đoàn viên khi chuyển sang đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng mà có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn thì ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét công nhận là đoàn viên danh dự.

Theo đó, người là đoàn viên danh dự có quyền và nhiệm vụ như đoàn viên công đoàn trừ quyền biểu quyết các công việc của tổ chức công đoàn, quyền ứng cử, đề cử, bầu cử đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn cấp trên và các cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn.

Quyền của Đoàn viên khi gia nhập vào Công đoàn Việt Nam là gì?

Quyền của đoàn viên được quy định tại khoản 1 Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:

- Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp.

- Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động; được đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.

- Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức;

Đoàn viên ưu tú được ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề.

- Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.

- Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc làm.

- Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn hỗ trợ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

250 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào