Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải hoàn tất việc trả trụ sở khi chấm dứt hoạt động trong thời hạn bao lâu?
- Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải hoàn tất việc trả trụ sở khi chấm dứt hoạt động trong thời hạn bao lâu?
- Giấy phép thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có giá trị hoạt động trong bao lâu?
- Đối tượng nào có quyền đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đề xuất các kiến nghị, biện pháp với các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam?
Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải hoàn tất việc trả trụ sở khi chấm dứt hoạt động trong thời hạn bao lâu?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định 08/1998/NĐ-CP thì:
Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải hoàn tất việc trả trụ sở, nhà ở, phương tiện làm việc đã thuê và thanh toán các khoản nợ (nếu có) với phía Việt Nam.
Ngoài ra, Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau
- Hết thời hạn ghi trong giấy phép mà không được gia hạn;
- Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam bị thu hồi giấy phép trước thời hạn;
- Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam tự giải thể.
Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải hoàn tất việc trả trụ sở khi chấm dứt hoạt động trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Giấy phép thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có giá trị hoạt động trong bao lâu?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định 08/1998/NĐ-CP thì:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trả lời (cấp hay không cấp giấy phép) cho các doanh nghiệp nước ngoài xin thành lập Hiệp hội. Giấy phép thành lập Hiệp hội có giá trị hoạt động trong 5 năm kể từ ngày cấp và được xét gia hạn mỗi lần không quá 3 năm.
Ba tháng trước khi hết hạn giấy phép, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì Hiệp hội phải làm đơn xin gia hạn gửi Cơ quan đã cấp giấy phép thành lập. Cơ quan nhận đơn phải hoàn thành thủ tục và trả lời đương sự trong thời gian không quá 30 ngày.
Như vậy, Giấy phép thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có giá trị hoạt động trong 5 năm kể từ ngày cấp và được xét gia hạn mỗi lần không quá 3 năm.
Lưu ý: 03 (Ba) tháng trước khi hết hạn Giấy phép thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải làm đơn xin gia hạn gửi Cơ quan đã cấp giấy phép thành lập.
Cơ quan nhận đơn phải hoàn thành thủ tục và trả lời đương sự trong thời gian không quá 30 ngày.
Đối tượng nào có quyền đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đề xuất các kiến nghị, biện pháp với các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định 08/1998/NĐ-CP về nội dung hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:
Nội dung hoạt động của Hiệp hội:
1. Tổ chức sinh hoạt thông tin nội bộ;
2. Tổ chức các hoạt động, tìm hiểu cơ hội thương mại và đầu tư;
3. Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và các cơ quan khác của Việt Nam tổ chức;
4. Tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong Hiệp hội, với các Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về các vấn đề thương mại, đầu tư và dịch vụ;
5. Ban lãnh đạo của Hiệp hội có quyền đại diện cho Hiệp hội đề xuất các kiến nghị, biện pháp với các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên và góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
6. Được phép xuất bản và lưu hành trong nội bộ Hiệp hội bản tin về các hoạt động thương mại và đầu tư theo quy định của Luật Xuất bản nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, Ban lãnh đạo của Hiệp hội có quyền đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đề xuất các kiến nghị, biện pháp với các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên và góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
Ngoài ra, về điều kiện thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:
(i) Có ít nhất 30 đại diện doanh nghiệp cùng quốc tịch, hoặc có xuất xứ từ một Tổ chức quốc tế khu vực.
(ii) Mỗi cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài có cùng quốc tịch hoặc có xuất xứ từ một Tổ chức quốc tế khu vực hoạt động tại Việt Nam chỉ được phép thành lập một Hiệp hội tại Việt Nam, đặt trụ sở chính và đăng ký tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.