Hiệp hội Bông vải Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội gồm những cơ quan nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Hiệp hội Bông vải Việt Nam. Cho tôi hỏi Hiệp hội Bông vải Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội gồm những cơ quan nào? Câu hỏi của chị Thùy Dương ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hiệp hội Bông vải Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào?

Căn cứ Điều 4 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV quy định về Hiệp hội Bông vải Việt Nam như sau:

Hiệp hội Bông vải Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, chịu sự quản lý của Bộ Công nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu công nghệ, trồng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… các sản phẩm từ cây bông vải. Hiệp hội hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.

Theo quy định trên, Hiệp hội Bông vải Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và chịu sự quản lý của Bộ Công thương trong các hoạt động nghiên cứu công nghệ, trồng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… các sản phẩm từ cây bông vải.

Hiệp hội Bông vải Việt Nam

Hiệp hội Bông vải Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Hiệp hội Bông vải Việt Nam có những quyền hạn gì?

Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội
1. Tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành bông trong các thành phần xã hội và kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo hộ an toàn lao động.
2. Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu công nghệ, sản xuất kinh doanh và dịch vụ các hàng hóa chuyên ngành bông vải trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau.
4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân của Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu quản lý phù hợp với phát triển nghề nghiệp.
Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả để hội viên bố trí lại sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Tham gia ý kiến về quy hoạch trồng và chế biến bông, thị trường lao động cụ thể của từng vùng nhằm khai thác thế mạnh của từng thành viên trong Hiệp hội cũng như đảm bảo lợi ích của ngành bông Việt Nam.
5. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển. Xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp với các hội viên và giữa các hội viên với các tổ chức kinh tế.
6. Tổ chức đào tạo bằng các hình thức thích hợp để giúp các doanh nghiệp nâng cao kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất cho ngành bông theo quy định của pháp luật.
7. Hòa giải các bất đồng, tranh chấp giữa các hội viên thông qua thương lượng, hòa giải và hợp tác.
8. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với các cá nhân và tổ chức quốc tế, trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức các trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn… trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
10. Xuất bản tập san, các tài liệu phổ biến công nghệ kỹ thuật và quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật.
11. Được quản lý và sử dụng các quỹ tập trung phục vụ cho phát triển ngành bông theo quy định của Nhà nước.

Theo đó Hiệp hội Bông vải Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 5 nêu trên.

Trong đó Hiệp hội có quyền được xuất bản tập san, các tài liệu phổ biến công nghệ kỹ thuật và quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Bông vải Việt Nam gồm những cơ quan nào?

Theo Điều 11 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV quy định về tổ chức của Hiệp hội như sau:

Tổ chức của Hiệp hội gồm:
- Đại hội toàn thể thành viên;
- Ban Chấp hành Hiệp hội;
- Ban Thường trực Hiệp hội;
- Ban kiểm tra;
- Chi hội chuyên ngành;
- Văn phòng đại diện;
- Các tổ chức trực thuộc.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Bông vải Việt Nam gồm những cơ quan được quy định tại Điều 11 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

698 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào