Hiến tạng là như thế nào? Người đã hiến tạng rồi thì có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?

Cho tôi hỏi rằng pháp luật hiện nay quy định về việc hiến tạng là như thế nào? Tại văn bản pháp luật nào vậy ạ? Và đồng thời bố tôi thực hiện hiến tạng rồi thì bây giờ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn H.N (Đà Lạt).

Hiến tạng là như thế nào?

Dù kỹ thuật ghép mô tạng tại nước ta tương đồng thế giới, tuy nhiên số người đăng ký hiến mô tạng sau chết và chết não thuộc dạng thấp nhất thế giới.

Hiện tại, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã họp bàn chương trình truyền thông, vận động hiến mô tạng để giải quyết trước thực trạng nhu cầu ghép mô tạng ngày càng tăng trong khi nguồn hiến tặng không đáp ứng nhu cầu.

Hiện số người đăng ký hiến mô tạng tại Việt Nam đang thấp nhất thế giới và không có trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ người đóng góp hiến mô tạng (dưới 1% dân số).

Rõ ráng tỷ lệ này là rất ít, bởi lẽ người dân còn nặng về mặt tâm linh là "sống toàn mạng chết cũng phải vẹn nguyên" và hầu hết những người thân trong gia đình ở Việt Nam chúng ta cũng không đồng ý cho con cái hay người thân trong nhà thực hiện việc hiến tạng như thế.

Tất cả mọi thứ đều vô thường. Sinh - lão - bệnh - tử là quy luật của tự nhiên, việc hiến mô tạng sau chết rất ý nghĩa, tại sao chúng ta lại không làm.

Bằng cách này, không chỉ giúp cho nhiều bệnh nhân có cơ hội được sống mà việc đăng ký hiến tạng cũng cho chính bản thân họ một hạnh phúc vô bờ bến".

Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 có quy định như sau:

6. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

Theo đó, hiện nay pháp luật không quy định rõ hiến tạng là gì? Nhưng thông qua khái niệm tại quy định trên thì có thể hiểu rằng tạng là các bộ phận cũng như là mô của cơ thể người sống và cả người chết.

Từ đó những người còn tạng khỏe mạnh hoặc đã chết não mà tạng vẫn còn ổn định thì có thể thực hiện tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

Bên cạnh đó thì các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được quy định tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 như sau:

- Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.

- Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.

- Không nhằm mục đích thương mại.

- Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, "hiến tạng" là một cụm từ chung chung mà mọi người hay nói truyền tai với nhau là như vậy còn căn cứ theo quy định pháp luật thì có thể không có từ "hiến tạng" này.

Cho nên hiểu nôm na rằng hiến tạng là việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình có thể được thực hiện khi còn sống hoặc sau khi chết.

Hiến tạng

Hiến tạng (Hình từ Internet)

Người đã hiến tạng rồi thì có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?

Căn cứ điểm m khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, Sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam."

Theo đó, thì người đã hiến bộ phận cơ thể người sẽ được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Vì vậy, sẽ được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Bên cạnh đó tại Điều 17 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 có quy định về quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người như sau:

1. Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.
2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:
a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;
b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;
d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo quy định trên, quyền lợi của người đã hiến tạng bao gồm như sau:

- Người đã hiến mô:

+ Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến;

- Người đã hiến bộ phận cơ thể người:

+ Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

+ Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

+ Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Như vậy, về mặt pháp luật những người người đã hiến tạng rồi thì mặc nhiên có quyền lợi được cấp cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người được Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể tại Thông tư 104/2017/TT-BTC.

Người đã hiến tạng đi khám sức khỏe định kỳ phải xuất trình giấy ra viện kèm theo nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 104/2017/TT-BTC như sau:

3. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi đi khám sức khỏe định kỳ phải xuất trình giấy ra viện (trong đó ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”) hoặc một loại giấy tờ chứng minh về việc đã hiến bộ phận cơ thể và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.

Như vậy, người đã hiến tạng đi khám sức khỏe định kỳ phải xuất trình giấy ra viện (trong đó ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”).

Hoặc một loại giấy tờ chứng minh về việc đã hiến bộ phận cơ thể và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,083 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào