Hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng từ cấp độ nào thì phải thành lập bộ phận chuyên trách quản lý vận hành Trung tâm Điều hành an ninh mạng?
- Hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng từ cấp độ nào thì phải thành lập bộ phận chuyên trách quản lý vận hành Trung tâm Điều hành an ninh mạng?
- Hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng được quy định như thế nào?
- Quản lý mã hóa đối với hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng được quy định như thế nào?
Hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng từ cấp độ nào thì phải thành lập bộ phận chuyên trách quản lý vận hành Trung tâm Điều hành an ninh mạng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Thông tư 09/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Trung tâm Điều hành an ninh mạng
1. Tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên phải thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách để quản lý vận hành Trung tâm Điều hành an ninh mạng (không áp dụng với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, công ty thông tin tín dụng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Nhà máy in tiền quốc gia).
2. Trung tâm Điều hành an ninh mạng thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chủ động theo dõi, thu thập, tiếp nhận các thông tin, cảnh báo về các nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin từ bên trong và bên ngoài.
b) Xây dựng hệ thống quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin (SIEM), thực hiện thu thập và lưu trữ tập trung tối thiểu các thông tin: nhật ký của các hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên và các hệ thống thông tin có xử lý thông tin cá nhân của khách hàng; cảnh báo, nhật ký của trang thiết bị an ninh mạng (tường lửa, 4 IPS/IDS).
c) Phân tích thông tin để phát hiện và cảnh báo về các rủi ro và các nguy cơ tấn công mạng, sự cố an toàn thông tin và phải gửi cảnh báo đến người quản trị hệ thống khi phát hiện sự cố liên quan đến các hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên và các hệ thống thông tin có xử lý thông tin cá nhân của khách hàng.
d) Tổ chức điều phối ứng cứu sự cố và khoanh vùng, ngăn chặn, giảm thiểu tác động, thiệt hại đến hệ thống thông tin khi sự cố phát sinh.
đ) Điều tra, xác định nguồn gốc, cách thức, phương pháp tấn công và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tránh sự cố tái diễn.
e) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ giám sát an ninh mạng ngành Ngân hàng.
Như vậy hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng từ cấp độ 3 trở lên thì phải thành lập bộ phận chuyên trách để quản lý vận hành Trung tâm Điều hành an ninh mạng trừ 08 trường hợp sau:
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
- Tổ chức tài chính vi mô,
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở,
- Công ty thông tin tín dụng,
- Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam,
- Nhà máy in tiền quốc gia.
Và Trung tâm Điều hành an ninh mạng trong hoạt động ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại khoản 2 Điều này.
Hoạt động ngân hàng (Hình từ Internet)
Hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 48 Thông tư 09/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin
1. Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin trong ngành Ngân hàng (mạng lưới) bao gồm:
a) Ban điều hành mạng lưới do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập;
b) Cơ quan điều phối là Cục Công nghệ thông tin (Ngân hàng Nhà nước);
c) Các thành viên mạng lưới: Cục Công nghệ thông tin (Ngân hàng Nhà nước), tổ chức tín dụng (bộ phận chuyên trách an toàn thông tin) và thành viên tự nguyện tham gia mạng lưới là các cơ quan, tổ chức tự nguyện tham gia.
2. Mạng lưới có nhiệm vụ phối hợp các nguồn lực trong và ngoài ngành ứng phó hiệu quả sự cố an toàn thông tin, góp phần bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn.
3. Nguyên tắc trong hoạt động điều phối và ứng cứu sự cố
a) Ban điều hành mạng lưới có nhiệm vụ: (i) Phê duyệt chiến lược và kế hoạch hoạt động hàng năm của mạng lưới; (ii) Điều hành hoạt động mạng lưới (ứng cứu sự cố, diễn tập và đào tạo, tập huấn ứng cứu sự cố); (iii) Đánh giá kết quả hoạt động của mạng lưới, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hàng năm;
b) Các tổ chức theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải có trách nhiệm cung cấp nguồn lực và tham gia làm thành viên mạng lưới;
c) Khi gặp sự cố an toàn thông tin, các thành viên phải báo cáo Cơ quan điều phối theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư này;
d) Khi gặp sự cố nghiêm trọng không tự khắc phục được, các thành viên phải gửi yêu cầu hỗ trợ đến Cơ quan điều phối;
đ) Căn cứ vào từng sự cố, Cơ quan điều phối sẽ báo cáo Ban điều hành mạng lưới và đề nghị các thành viên mạng lưới hỗ trợ hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, ứng cứu.
4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng thông tin trong hoạt động điều phối và ứng cứu sự cố:
a) Thông tin được trao đổi, cung cấp trong quá trình điều phối và ứng cứu sự cố là thông tin bí mật;
b) Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trao đổi trong quá trình điều phối và ứng cứu sự cố để làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tổ chức cung cấp thông tin.
Quản lý mã hóa đối với hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Thông tư 09/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Quản lý mã hóa
Tổ chức quản lý mã hóa như sau:
1. Quy định và đưa vào sử dụng các biện pháp mã hóa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mã hóa dữ liệu sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng hoặc tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận.
2. Có biện pháp quản lý khóa mã hóa để bảo vệ thông tin của tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.