Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT thì hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
* Đối với Trung tâm
(1) Hồ sơ các Chương trình giáo dục lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân và Chương trình Xóa mù chữ (nếu tổ chức thực hiện), hồ sơ gồm:
- Sổ đăng bộ;
- Kế hoạch giáo dục của trung tâm (theo năm học):
- Sổ theo dõi và đánh giá học viên (bao gồm cả Hồ sơ giáo dục đối với học viên khuyết tật);
- Sổ ghi đầu bài;
- Học bạ học viên;
- Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
(2) Hồ sơ các chương trình bồi dưỡng, chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học và các chương trình đào tạo khác
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo của trung tâm (theo nhiệm vụ được giao, từng năm học);
- Hồ sơ tổ chức các khóa đào tạo nghề sơ cấp (theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, nếu Trung tâm tổ chức thực hiện).
(3) Hồ sơ liên kết đào tạo trình độ đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(4) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá của cán bộ, giáo viên và nhân viên;
(5) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến;
(6) Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện;
(7) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính;
* Đối với các tổ chuyên môn, nghiệp vụ:
(1) Kế hoạch giáo dục của chuyên môn (theo năm học);
(2) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
* Đối với giáo viên:
(1) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học);
(2) Kế hoạch bài dạy (giáo án);
(3) Sổ theo dõi, đánh giá học viên;
(4) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
>> Hồ sơ nêu trên dưới dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của Trung tâm, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
Diện tích đất tối thiểu của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu?
Diện tích đất tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP, cụ thể Như sau:
Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
...
3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì diện tích đất tối thiểu của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2.
Diện tích đất tối thiểu của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp? Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đào tạo nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đào tạo nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT thì Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo sau đây:
(1) Chương trình xóa mù chữ.
(2) Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở;
- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, đối tượng trong độ tuổi học phổ thông theo kế hoạch hằng năm của địa phương, người lao động có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
(3) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực:
- Giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thể thao, nghệ thuật, môi trường, sức khỏe, kinh tế, tài chính;
- Các chương trình giáo dục kỹ năng; các chương trình chuyển giao công nghệ trong lao động, sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.
(4) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp bao gồm:
- Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kiến thức văn hóa; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho căn hộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi: bồi dưỡng thường xuyên giáo viên;
- Bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở về tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp;
- Các chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: các chương trình bồi dưỡng khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.