Hệ thống khai thuế điện tử bị lỗi thì có thể khai thuế bằng cách nào? Có bao nhiêu phương thức khai thuế điện tử?

Hiện nay khai thuế điện tử rất phổ biến nhưng không tránh được tình trạng hệ thông bị lỗi. Hệ thống khai thuế điện tử bị lỗi thì có thể khai thuế bằng cách nào? Có bao nhiêu phương thức khai thuế điện tử? Ngày đã nộp thuế được xác định như thế nào?

Hệ thống khai thuế điện tử bị lỗi thì có thể khai thuế bằng cách nào?

Theo Điều 9 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về xử lý sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch thuế điện tử như sau:

Xử lý sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch thuế điện tử
1. Trường hợp giao dịch điện tử không thực hiện được do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của người nộp thuế thì người nộp thuế phải tự khắc phục sự cố.
Trường hợp đến hạn nộp hồ sơ thuế, nộp thuế mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật của người nộp thuế chưa khắc phục được sự cố, người nộp thuế thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc qua đường bưu chính, nộp thuế trực tiếp tại ngân hàng hoặc KBNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Trường hợp giao dịch điện tử không thực hiện được do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế được biết và phối hợp vơi Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời và có biện pháp khắc phục nhanh nhất sự cố; người nộp thuế được quyền thực hiện nộp qua ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khác hoặc bằng phương thức nộp thuế trực tiếp tại ngân hàng/KBNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Như vậy, nếu hệ thống khai thuế điện tử bị lỗi thì người nộp thuế có thể thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc qua đường bưu chính.

Hệ thống khai thuế điện tử bị lỗi thì có thể khai thuế bằng cách nào?

Hệ thống khai thuế điện tử bị lỗi thì có thể khai thuế bằng cách nào?(hình từ internet)

Có bao nhiêu phương thức khai thuế điện tử?

Theo Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc giao dịch thuế điện tử như sau:

Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử
1. Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử phải có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet, có địa chỉ thư điện tử, có chữ ký số theo quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc có số điện thoại di động được một công ty viễn thông ở Việt Nam cấp (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế trừ trường hợp người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
2. Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
a) Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
c) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
d) Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
đ) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.

Như vậy, người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện khai thuế điện tử thông qua:

- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.

Ngày đã nộp thuế được xác định như thế nào?

Theo Điều 58 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về xác định ngày đã nộp thuế như sau:

Xác định ngày đã nộp thuế
1. Trường hợp nộp tiền thuế không bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.
2. Trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.

Như vậy, có 2 trường hợp để xác định ngày nộp thuế là nộp tiền thuế không bằng tiền mặt và nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt như sau:

- Trường hợp nộp tiền thuế không bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.

- Trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
434 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào