Hệ thống hỗ trợ an toàn trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu nào?

Hệ thống hỗ trợ an toàn trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu nào? Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc gì? Bộ phận của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được phân cấp an toàn theo cấp độ nào?

Hệ thống hỗ trợ an toàn trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục II Phụ lục IV quy định về yêu cầu an toàn đối với thiết kế hệ thống cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BKHCN thì hệ thống hỗ trợ an toàn trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu sau:

+ Hệ thống hỗ trợ an toàn phải thực hiện đầy đủ chức năng: cung cấp năng lượng, bảo đảm môi trường làm việc và điều kiện thiết yếu cho hoạt động của hệ thống an toàn;

+ Hệ thống hỗ trợ an toàn phải có độ tin cậy đủ để bảo đảm cho hoạt động của hệ thống an toàn được hỗ trợ;

+ Việc thực hiện các chức năng nêu tại điểm a khoản này phải được ưu tiên tuyệt đối so với các biện pháp tự bảo vệ bộ phận của hệ thống hỗ trợ an toàn nếu việc ưu tiên không làm sự cố trở nên nghiêm trọng hơn;

+ Phải phân loại và xây dựng luận chứng việc phân loại thiết bị sử dụng điện của hệ thống hỗ trợ an toàn theo độ tin cậy của việc cấp điện, thời gian mất điện tối đa cho phép và loại nguồn điện độc lập (máy phát điêzen, ắc quy, pin, v.v...) của hệ thống cấp điện khẩn cấp;

+ Hệ thống cấp điện khẩn cấp phải bảo đảm khả năng cấp điện cho hệ thống an toàn khi xảy ra sự cố trong thiết kế và sự cố ngoài thiết kế;

+ Có đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy cần thiết.

Hệ thống hỗ trợ an toàn trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu nào?

Hệ thống hỗ trợ an toàn trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu nào? (Hình từ Internet)

Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN thì thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Ưu tiên sử dụng hệ thống, bộ phận thụ động hoặc có đặc tính an toàn nội tại (đặc tính an toàn dựa trên hiệu ứng phản hồi, quá trình và đặc điểm tự nhiên).

- Phải bảo đảm khả năng kiểm tra trực tiếp và toàn bộ hệ thống quan trọng về an toàn theo thông số thiết kế trong quá trình vận hành thử, sau khi sửa chữa và kiểm tra thường xuyên trong suốt vòng đời của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.

Trường hợp thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu không cho phép tiến hành việc kiểm tra trực tiếp và toàn bộ thì phải bảo đảm khả năng kiểm tra gián tiếp và từng phần của hệ thống quan trọng về an toàn với tần suất cụ thể.

- Phải bảo đảm việc kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống, bộ phận quan trọng về an toàn trong quá trình vận hành phù hợp với giới hạn và điều kiện vận hành an toàn; phải xây dựng luận chứng về sự phù hợp của tần suất, thời gian kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật.

- Xem xét và xây dựng luận chứng về các biện pháp bảo vệ hệ thống, bộ phận khỏi sai hỏng cùng nguyên nhân.

- Có giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả do sai sót của nhân viên, bao gồm cả sai sót trong quá trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống quan trọng về an toàn.

Bộ phận của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được phân cấp an toàn theo cấp độ nào?

Căn cứ theo Mục 2 Phụ lục III quy định về yêu cầu an toàn đối với thiết kế hệ thống cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BKHCN thì bộ phận của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được phân cấp an toàn theo 04 cấp độ sau:

Bộ phận của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được phân cấp an toàn từ cao xuống thấp như sau:

- An toàn cấp 1

An toàn cấp 1 bao gồm các bộ phận mà nếu bị sai hỏng sẽ là sự kiện khởi phát sự cố ngoài thiết kế dẫn đến hư hại nhiên liệu hạt nhân và các bộ phận khác của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu vượt quá giới hạn của sự cố trong thiết kế, trong khi hệ thống an toàn vẫn thực hiện chức năng theo thiết kế.

- An toàn cấp 2

An toàn cấp 2 bao gồm:

+ Các bộ phận mà nếu bị sai hỏng sẽ là sự kiện khởi phát sự cố dẫn đến hư hại nhiên liệu hạt nhân, các bộ phận khác của vùng hoạt và vòng sơ cấp nhưng vẫn trong giới hạn của sự cố trong thiết kế, trong khi hệ thống an toàn vẫn thực hiện chức năng theo thiết kế;

+ Các bộ phận của hệ thống an toàn mà nếu bị sai hỏng sẽ làm cho hệ thống đó không thực hiện chức năng theo thiết kế.

- An toàn cấp 3

An toàn cấp 3 bao gồm:

+ Các bộ phận của hệ thống quan trọng về an toàn nhưng không thuộc cấp an toàn 1 hoặc 2;

+ Các bộ phận chứa chất phóng xạ mà nếu bị sai hỏng sẽ gây ra phát tán phóng xạ vào các khu vực trong cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và ra ngoài môi trường dẫn đến chiếu xạ tới nhân viên bức xạ, công chúng và môi trường vượt quá giới hạn vận hành;

+ Các bộ phận thực hiện chức năng kiểm soát và bảo vệ bức xạ cho nhân viên bức xạ và công chúng.

- An toàn cấp 4

An toàn cấp 4 bao gồm:

+ Các bộ phận của hệ thống vận hành không ảnh hưởng đến an toàn và không thuộc cấp an toàn 1, 2 hoặc 3;

+ Các bộ phận được sử dụng để quản lý sự cố và không được phân vào cấp an toàn 1, 2 hoặc 3.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
278 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào