Hệ thống của trạm cấp LPG bao gồm có mấy van điều áp? Yêu cầu đối với các van điều áp này như thế nào?

Cho tôi hỏi tại trạm cấp LPG sẽ phải có mấy van điều áp? Yêu cầu đối với các van điều áp này được quy định như thế nào? Bên cạnh đó có yêu cầu về lắp đặt bồn chứa và các bộ phận khác (nếu có) trong trạm cấp LPG không? Có thì cụ thể như thế nào?

Hệ thống của trạm cấp LPG bao gồm có mấy van điều áp?

Tại Điều 9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành thì có 2 van điều áp, nội dung cụ thể như sau:

"Điều 9. Van điều áp
1. Yêu cầu chung
Hệ thống cung cấp LPG bao gồm điều áp cấp 1, điều áp cấp 2 được thiết kế theo các yêu cầu sau:
a) Đảm bảo cung cấp LPG liên tục và ổn định;
b) Bảo vệ các thiết bị sau van điều áp không bị quá áp;
c) Tránh xảy ra nguy hiểm khi bị hỏng một van điều áp đơn cấp.
2. Van điều áp cấp 1
a) Để cung cấp LPG cho nhiều đối tượng sử dụng cùng một lúc. Phải có hệ thống điều áp gồm từ hai van điều áp lắp song song trở lên; một van điều áp hoạt động và van điều áp còn lại dự phòng hoặc tăng công suất khi cần thiết;
b) Có thể lắp đặt một đường ống với kích thước phù hợp từ bồn chứa tới van điều áp để cung cấp LPG hóa hơi tự nhiên (không qua máy hóa hơi);
c) Trên đường ống sau van điều áp cấp 1 phải có một van điều khiển chính để ngắt nguồn cung cấp LPG cho nơi tiêu thụ khi có sự cố. Sau điều áp phải có đồng hồ đo áp suất để xác định tình trạng hoạt động của van điều áp.
3. Van điều áp cấp 2
a) Van điều áp cấp 2 có thể được lắp đặt trong khu vực trạm cấp LPG;
b) Đối với hệ thống cung cấp LPG cho các hộ tiêu thụ dân dụng, áp suất trước khi vào thiết bị sử dụng không được vượt quá 3 kPa (30 mbar)."

Như vậy sẽ có van điều áp cấp 1 và van điều áp cấp 2, quy định trên cũng nêu rõ các yêu cầu đối với các van này, khi lắp đặt các van này phải tuân thủ theo yêu cầu chung và yêu cầu riêng đối với mỗi van.

Hệ thống của trạm cấp LPG bao gồm có mấy van điều áp? Yêu cầu đối với các van điều áp này như thế nào?

Hệ thống của trạm cấp LPG bao gồm có mấy van điều áp? Yêu cầu đối với các van điều áp này như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về lắp đặt bồn chứa trong trạm cấp LPG như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT quy định như sau:

Điều 11. Quy định về lắp đặt
1. Lắp đặt bồn chứa
a) Các bồn chứa LPG phải được đặt ở ngoài trời, bên ngoài nhà, bên ngoài các công trình xây dựng kín. Không đặt bồn chứa trên nóc nhà, ban công, trong tầng hầm và dưới các công trình;
b) Bồn chứa LPG phải được lắp đặt đầy đủ các thiết bị an toàn và đo kiểm theo quy định. Bồn chứa phải được lắp đặt van đóng ngắt khẩn cấp;
c) Các bồn chứa không được đặt chồng lên nhau. Các bồn chứa hình trụ nằm ngang không được đặt thẳng hàng theo trục dọc, hướng về phía nhà ở hoặc các công trình dịch vụ;
d) Khoảng cách an toàn từ bồn chứa LPG tới bồn chứa chất lỏng dễ cháy có điểm bắt cháy dưới 65°C không được nhỏ hơn 7 m;
đ) Phải đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa đến công trình, tòa nhà, văn phòng và khoảng cách giữa các bồn chứa theo bảng 3:
Bảng 3 - Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa đến công trình, tòa nhà, văn phòng và khoảng cách giữa các bồn chứa
trạmm cấp LPG

Khi lắp đặt bồn chứa trong trạm LPG thì cần tuân thủ theo các yêu cầu nêu trên.

Có yêu cầu về lắp đặt thiết bị nào khác trong trạm cấp LPG hay không?

Có yêu cầu về lắp 2 thiết bị vào trạm cấp LPG được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT như sau:

"Điều 11. Quy định về lắp đặt
...
2. Lắp đặt máy hóa hơi
a) Lắp đặt máy hóa hơi phải cách bồn chứa hoặc chai chứa tối thiểu 1,5 m, cách tòa nhà gần nhất tối thiểu 3 m;
b) Khi đặt máy hóa hơi bên trong tòa nhà thì máy hóa hơi chỉ đặt ở tầng một (tầng trệt) và nền tầng một không được thấp hơn mặt bằng xung quanh và phải thông thoáng;
c) Không được lắp đặt các cuộn dây gia nhiệt bên trong bồn chứa.
3. Lắp đặt đường ống
a) Đường ống kim loại có đường kính lớn hơn 50 mm không được sử dụng mối ghép ren;
b) Đường ống kim loại có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 50 mm được phép sử dụng mối ghép ren. Ống ren phải là loại chuyên dùng cho LPG có độ dày đảm bảo khả năng chịu áp lực LPG và là ren côn;
c) Gioăng sử dụng tại các điểm nối bích trên đường ống phải là vật liệu chịu được LPG. Nếu gioăng được làm bằng kim loại hoặc vật liệu có kim loại có điểm nóng chảy nhỏ hơn 816°C phải được bảo vệ chống lại tác động của ngọn lửa;
d) Sau khi lắp đặt, đường ống phải được xử lý để chống ăn mòn, sơn và có mũi tên chỉ hướng chuyển động của môi chất;
đ) Lắp đặt cơ cấu an toàn, van đường ống
- Các van đóng ngắt phải được lắp để cô lập thiết bị với các đường ống;
- Van an toàn đường ống phải được lắp vào mỗi phần đường ống LPG lỏng bị cô lập."

Theo đó ngoài yêu cầu về lắp đặt trạm cấp LPG thì còn có yêu cầu lắp đặt về máy hoá hơi và đường ống.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,733 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào