Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước được pháp luật quy định như thế nào? Các đường ống của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt phải đảm bảo yêu cầu gì?

Tôi muốn tìm hiểu về vấn đề các đường ống của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt phải đảm bảo yêu cầu gì? Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt được pháp luật quy định như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Hệ thống chữa cháy tự động được hiểu ra sao?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7336:2021 quy định cụ thể:

Hệ thống chữa cháy tự động (Automatic extinguishing system)

Hệ thống chữa cháy được tự động kích hoạt khi các yếu tố của đám cháy đạt ngưỡng tác động trong khu vực bảo vệ.

Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước

Hệ thống chữa cháy tự động (Hình từ Internet)

Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7336:2021 về Phòng cháy và chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt quy định như sau:

"4 Các quy định chung
4.1 Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt ngoài chức năng chữa cháy phải đồng thời thực hiện chức năng báo cháy.
4.2 Loại hệ thống chữa cháy tự động, phương pháp chữa cháy, loại chất chữa cháy phải tính đến nguy cơ cháy và tính chất lý hóa của các chất cháy và đặc điểm của đối tượng cần bảo vệ.
4.3 Khi lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động trong nhà và công trình có các phòng riêng biệt mà theo quy định chỉ cần có hệ thống báo cháy, có thể thay thế bằng cách lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động. Trong trường hợp này, cường độ phun phải đảm bảo theo tiêu chuẩn nhưng không quy định lưu lượng, thời gian chữa cháy.
4.4 Việc kích hoạt hệ thống chữa cháy tự động phải theo các tín hiệu điều khiển (đóng, ngắt) thiết bị trong khu vực được bảo vệ theo yêu cầu công nghệ hoặc các yêu cầu của tiêu chuẩn này trước khi phun chất chữa cháy."

Các đường ống của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt phải đảm bảo yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7336:2021 quy định:

"5.5 Các đường ống của hệ thống
5.5.1 Đường ống của hệ thống chữa cháy tự động có thể bằng kim loại, nhựa hoặc kim loại - nhựa phù hợp với yêu cầu quy định hiện hành.
5.5.2 Khi đặt đường ống kim loại phía trên trần treo không thể tháo rời, trong các khu vực kín và trong những trường hợp tương tự, chỉ được kết nối ống bằng phương pháp hàn.
5.5.3 Các đường ống cấp mạng vòng (trong nhà và ngoài nhà) phải chia thành các phần để sửa chữa bằng các van khóa; số lượng bộ điều khiển trong một phần không quá ba; khi tính toán thủy lực của đường ống không cần tính đến việc ngắt các phần sửa chữa của mạng vòng; đường kính của đường ống mạng vòng không được nhỏ hơn đường kính của ống cấp cho các bộ điều khiển.
5.5.4 Không được phép kết nối các thiết bị công nghiệp và vệ sinh đến đường chính và phân phối của hệ thống chữa cháy tự động.
5.5.5 Số lượng đầu phun trên một nhánh đường ống phân phối không bị giới hạn; đồng thời, mạng lưới phân phối hệ thống chữa cháy phải cung cấp lưu lượng và cường độ phun theo yêu cầu.
5.5.6 Đường ống cụt và mạng vòng của hệ thống chữa cháy tự động phải được trang bị thiết bị xả hoặc thiết bị khóa có đường kính danh định không nhỏ hơn 50 mm; nếu đường kính của các đường ống này nhỏ hơn 50 mm, thì đường kính của thiết bị xả hoặc thiết bị khóa phải tương ứng với đường kính danh định của đường ống.
5.5.7 Thiết bị xả trên đường ống được lắp đặt ở cuối với các đường ống cụt và ở vị trí xa nhất từ bộ điều khiển đối với mạng đường ống vòng.
5.5.8 Phải lắp đặt:
- Van xả khí ở điểm trên cùng của mạng đường ống chữa cháy bằng nước để giải phóng không khí trong đường ống;
- Van với đồng hồ đo áp suất để kiểm soát áp suất trước đầu phun chủ đạo.
5.5.9 Không được phép lắp đặt các van khóa trên đường ống chính và phân phối, trừ các trường hợp được quy định trong tiêu chuẩn này.
5.5.10 Các đường ống chính và phân phối của hệ thống Drencher, Sprinkler khô, Sprinkler-Drencher điền khí phải được lắp đặt để loại bỏ chất chữa cháy đọng lại trong đường ống sau khi hệ thống chữa cháy được kích hoạt hoặc sau khi tiến hành các thử nghiệm thủy lực.
5.5.11 Đường ống chính và phân phối phải lắp đặt dốc về phía bộ điều khiển hoặc các thiết bị thoát nước, tối thiểu:
- 1% đối với đường ống có đường kính danh định nhỏ hơn DN 50;
- 0,5% đối với đường ống có đường kính danh định từ DN 50 trở lên.
5.5.12 Cần thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự gia tăng áp lực trong đường ống chính và phân phối của hệ thống quá 1 MPa.
5.5.13 Đường ống phải chịu được áp suất thử Pth = 1.25 Plv.max (trong đó Plv.max là áp suất làm việc tối đa).
5.5.14 Kết nối giữa các đường ống và với các phụ kiện thủy lực phải đảm bảo độ kín với áp suất Plv.max.
5.5.15 Màu sắc nhận dạng hoặc chỉ thị của các đường ống kim loại:
- Đường ống sprinkler dạng ướt và đường ống Sprinkler-Drencher, cũng như đường ống chứa đầy nước của trụ nước - màu đỏ và đánh số “1”;
- Đường ống dẫn khí hệ thống Sprinkler khô và hệ thống Sprinkler-Drencher điền khí màu đỏ và đánh số “2”;
- Đường ống drencher và “ống khô” - màu đỏ và đánh số “3”;
- Đường ống qua đó chỉ cung cấp chất tạo bọt hoặc dung dịch chất tạo bọt - màu đỏ và đánh số “4”.
5.5.16 Tất cả các đường ống chữa cháy tự động phải có ký hiệu số dọc theo mạng đường ống.
5.5.17 Màu sắc phân biệt của các bảng ký hiệu chỉ hướng chuyển động của chất chữa cháy là màu trắng. Các bảng ký hiệu và số ký hiệu đường ống phải được bố trí tại các điểm kết nối quan trọng nhất (tại đầu vào và đầu ra của máy bơm chữa cháy, tại đầu vào và đầu ra của đường ống cấp, trên các nhánh, tại các kết nối, tại các thiết bị khóa mà qua đó nước được cung cấp cho đường ống chính, đường ống cấp tại những nơi mà đường ống đi qua các bức tường, vách ngăn, tại các lối vào của các tòa nhà và ở những nơi khác cần thiết để nhận biết đường ống chữa cháy).
5.5.18 Khoảng cách giữa đường ống và tường nhà không được nhỏ hơn 2 cm.
5.5.19 Đường ống phải được gắn bởi các thiết bị giữ trực tiếp với kết cấu của tòa nhà và không được phép sử dụng chúng để trợ lực cho các cấu trúc khác.
5.5.20 Đường ống có thể được gắn vào cấu trúc của các thiết bị công nghệ trong trường hợp ngoại lệ. Trong trường hợp này, tải trọng thiết kế của các thiết bị công nghệ phải lấy không nhỏ hơn hai lần so với thiết kế đối với đường ống được gắn.
5.5.21 Các đai giữ đường ống có đường kính danh định không quá DN 50 phải được lắp đặt với khoảng cách không quá 4 m. Đối với các đường ống có đường kính danh định lớn hơn DN 50, có thể tăng khoảng cách giữa các đai giữ lên đến 6 m.
5.5.22 Khoảng cách từ đai giữ đến đầu phun cuối cùng không lớn hơn 0,9 m đối với đường ống phân phối có đường kính DN 25 trở xuống và không lớn hơn 1,2 m đối với đường ống phân phối có đường kính lớn hơn DN 25.
5.5.23 Đoạn uốn cong trên các đường ống phân phối có chiều dài hơn 0,9 m phải có đai giữ bổ sung; khoảng cách từ đai giữ đến đầu phun trên đoạn uốn cong phải bảo đảm:
- 0,15-0,20 m đối với đường ống có đường kính danh định DN 25 trở xuống;
- 0,20-0,30 m đối với đường ống có đường kính danh định lớn hơn DN 25.
5.5.24 Trong trường hợp đặt đường ống qua rãnh của kết cấu tòa nhà, chiều dài đoạn ống nằm giữa các đoạn rãnh không được quá 6 m nếu không có thiết bị giữ.
5.5.25 Đoạn đường ống phải được chèn bịt khi đi xuyên qua các bộ phận ngăn cháy. Việc chèn bịt kín phải được thực hiện bằng vật liệu chống cháy bảo đảm giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy đó.
5.5.26 Tổn thất thủy lực trên đường ống nhựa hoặc kim loại-nhựa phải được lấy theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất và phải lưu ý đường kính danh định của ống nhựa được xác định bằng đường kính ngoài.
5.5.27 Khi sử dụng ống nhựa hoặc kim loại-nhựa, phải lắp đặt giá đỡ cố định, đai treo cách mỗi đầu phun ở khoảng cách 5-10 cm để cố định hướng của đầu phun.
5.5.28 Khoảng cách từ đai giữ đến đầu phun cuối cùng trên đường ống phân phối, chiều dài tối đa của đường ống cong và khoảng cách cho phép từ đầu phun trên nhánh đến đai giữ được lấy theo thông số của nhà sản xuất ống nhựa hoặc kim loại-nhựa.
5.5.29 Khi một số đường ống nhựa hoặc kim loại-nhựa có đường kính khác nhau được đặt cùng nhau, khoảng cách giữa các đai giữ phải được lấy theo đường kính ống nhỏ nhất.
5.5.30 Khi đặt các đường ống nhựa hoặc kim loại-nhựa gần ống nước nóng, ống sinh nhiệt thì phải đặt bên dưới với khoảng cách không nhỏ hơn 0,1 m.
5.5.31 Khi ống nhựa hoặc kim loại-nhựa đi qua bộ phận ngăn cháy, phải đảm bảo chuyển động tự do theo chiều dọc của ống bằng cách sử dụng các ống, rãnh chống cháy với khả năng chống cháy không được thấp hơn so giới hạn chịu lửa của kết cấu đi xuyên qua.
5.5.32 Đường ống kim loại lắp đặt được sử dụng để bảo vệ thiết bị có điện áp phải được nối đất."

Như vậy, các đường ống của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt phải đảm bảo yêu cầu theo quy định pháp luật nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
10,380 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào